Staff là chìa khóa tạo nên sức mạnh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Từ những công việc cơ bản cho đến những quyết định lớn, sự đóng góp của mỗi nhân viên đều hướng đến sự thành công chung của tổ chức. Hãy cùng Abogo Academy tìm hiểu về Staff là gì và tầm quan trọng của họ trong tổ chức nhé.
Khái niệm Staff là gì?
Staff là gì? Staff không phải là một nghề mà là một danh từ tiếng Anh để chỉ chức vụ của nhân viên, cán bộ làm việc trong một tổ chức. Ban đầu, thuật ngữ Staff thường được sử dụng nhiều trong ngành dịch vụ, nhà hàng và khách sạn với các vị trí phổ biến như Reception Staff, Cashier Staff, Event Staff, Cooking Staff,… Ngày nay, Staff đã được sử dụng phổ biến hơn trong nhiều ngành nghề khác nhau.
Dù sử dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào, Staff vẫn mang ý nghĩa là nhân viên, người lao động thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tại cơ quan, doanh nghiệp hay tổ chức. Thông thường, số lượng nhân viên (Staff) trong một công ty thường khá đông và tùy thuộc vào chức danh và bộ phận công tác. Từ Staff có thể được kết hợp với các từ mô tả cụ thể hơn như Reception Staff (nhân viên lễ tân), Cashier Staff (nhân viên thu ngân), Cooking Staff (nhân viên nấu ăn),… để chỉ rõ vị trí và trách nhiệm của họ trong tổ chức.
Vị trí Key Staff là gì?
Key staff là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những nhân viên quan trọng và có vai trò quyết định hoặc ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các dự án trong doanh nghiệp. Trong môi trường công sở, Key Staff thường là những nhân viên có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc trong các vị trí chủ chốt như lãnh đạo, quản lý các phòng ban hoặc chuyên gia trong lĩnh vực công việc của họ.
Đối với một dự án cụ thể, Key Staff thường đảm nhận vai trò lãnh đạo và giám sát toàn bộ hoạt động. Họ có trách nhiệm quản lý các nguồn lực và phương tiện để đảm bảo tiến độ, hiệu suất và đạt được mục tiêu của dự án. Các Key Staff thường đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược và đảm bảo rằng dự án hoặc doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả và đạt được thành công.
Các vị trí Staff trong nhà hàng và khách sạn
Trong ngành dịch vụ, Staff không chỉ đảm bảo các hoạt động của khách sạn được diễn ra một cách hiệu quả mà còn tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Dưới đây là một số vị trí nhân viên quan trọng trong nhà hàng khách sạn theo từng bộ phận.
Trong bộ phận tiền sảnh
- Reception Staff (Nhân viên Lễ tân): Nhân viên lễ tân sẽ thực hiện nhiệm vụ chào đón khách, thủ tục check-in/check-out, tiếp thị và tư vấn các dịch vụ, sản phẩm cho khách sử dụng. Đây là người tiếp nhận phản hồi và phàn nàn từ khách hàng, sau đó sẽ phối hợp với các bộ phận liên quan để giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Reservation Staff (Nhân viên Đặt phòng): Nhiệm vụ của họ là tiếp nhận thông tin đặt phòng từ khách qua các kênh như điện thoại, trực tiếp tại khách sạn, website, sau đó xử lý yêu cầu đặt phòng, xác nhận đặt phòng, đổi phòng và cập nhật tình trạng đặt phòng vào hệ thống.
- Cashier Staff (Nhân viên Thu ngân): Công việc của họ bao gồm thanh toán các dịch vụ mà khách sử dụng tại khách sạn cũng như cung cấp dịch vụ đổi tiền khi cần.
Trong bộ phận buồng phòng
- Housekeeping Staff (Nhân viên Buồng phòng): Nhân viên Buồng phòng sẽ thực hiện nhiệm vụ lau dọn và vệ sinh các phòng trong khách sạn, kiểm tra phòng trước khi khách đến và sau khi khách đi để đảm bảo rằng tất cả các phòng đều được dọn dẹp và duy trì theo tiêu chuẩn của khách sạn.
- Laundry Staff (Nhân viên Giặt là): Nhiệm vụ của nhân viên giặt là là tiếp nhận và giặt là sạch sẽ các loại quần áo của khách theo yêu cầu cũng như các vật dụng bằng vải khác trong khách sạn như rèm cửa, thảm, khăn tắm, chăn nệm.
Trong bộ phận ẩm thực
- Waiter/Waitress Staff (Nhân viên Phục vụ): Công việc của họ bao gồm đưa menu, tư vấn và giới thiệu món ăn cho khách, tiếp nhận order và chuyển đến các bộ phận liên quan. Sau đó họ sẽ là người đưa món ăn từ bếp ra phục vụ khách theo đúng thứ tự và số lượng món đã đặt.
- Banqueting Staff (Nhân viên tiệc): Bao gồm quản lý bộ phận tiệc, trợ lý quản lý bộ phận tiệc, nhân viên phục vụ tiệc, nhân viên pha chế đồ uống và thư ký cho quản lý bộ phận tiệc. Nhiệm vụ của họ là phục vụ các bữa tiệc cưới, liên hoan hoặc các sự kiện khác được tổ chức tại nhà hàng hoặc khách sạn.
Trong bộ phận kinh doanh
- Marketing Staff (Nhân viên Marketing): Công việc của nhân viên Marketing bao gồm xây dựng kế hoạch nghiên cứu thị trường, triển khai chương trình khuyến mãi, quảng cáo để tăng độ phủ sóng của đơn vị và thu hút khách hàng. Họ cũng đảm nhận việc chăm sóc khách hàng và phát triển hệ thống trực tuyến.
- Sales Staff (Nhân viên Sales): Sales Staff là gì? Sales staff là thuật ngữ dùng để chỉ những nhân viên làm việc trong lĩnh vực bán hàng. Công việc của họ là xây dựng hệ thống dữ liệu khách hàng, tìm kiếm và duy trì mối quan hệ với khách hàng mới và cũ, đàm phán và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Họ cũng phối hợp với bộ phận marketing để thúc đẩy chương trình khuyến mãi và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Với khả năng linh hoạt và sự am hiểu sâu sắc về nhu cầu của khách hàng, đội ngũ nhân viên góp phần tạo ra một không gian làm việc tích cực và tương tác hiệu quả giữa các bộ phận. Sự tận tâm và trách nhiệm của Staff không chỉ giúp duy trì sự hài lòng của khách hàng mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển và thành công của tổ chức.
Staff trong một số lĩnh vực khác
Hiện nay, thuật ngữ Staff được áp dụng phổ quát trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dù sử dụng trong bất kỳ ngành nghề nào, Staff vẫn mang ý nghĩa đơn giản là nhân viên, người thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn tại các tổ chức và doanh nghiệp.
Financial Staff
Financial Staff là gì? Đây là thuật ngữ chỉ những chuyên viên tài chính chịu trách nhiệm quản lý và xử lý các hoạt động tài chính của tổ chức. Công việc của họ bao gồm theo dõi và lập báo cáo về tài chính theo định kỳ, xử lý các giao dịch tài chính như chi tiêu, thu nhập và quản lý ngân sách, chuẩn bị các báo cáo thuế và thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế.
Human Resources Staff
Human Resources Staff là những nhân viên quản lý nhân sự, chịu trách nhiệm hỗ trợ các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực bao gồm tuyển dụng nhân viên mới, quản lý các quy trình về đánh giá hiệu suất, chính sách lương, thưởng và phúc lợi cho nhân viên.
Customer Support Staff
Customer Support Staff là gì? Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những nhân viên chăm sóc khách hàng, nhiệm vụ của họ bao gồm hỗ trợ và giải đáp các câu hỏi của khách hàng, giải quyết các vấn đề và khiếu nại của khách hàng nhanh chóng và hiệu quả.
Marketing Staff
Marketing Staff là gì? Đây là khái niệm dùng để chỉ những nhân viên tiếp thị, chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động để xây dựng, duy trì hình ảnh thương hiệu, quảng bá sản phẩm và thu hút khách hàng. Công việc của họ bao gồm nghiên cứu để hiểu về người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường. Sau đó nhân viên thuộc bộ phận này sẽ lập kế hoạch và chiến lược dựa trên thông tin từ nghiên cứu thị trường, sáng tạo nội dung trên các nền tảng và tổ chức sự kiện, chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.
Technical Staff
Technical Staff là gì? Đây là thuật ngữ chỉ những nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ công nghệ và kỹ thuật cho tổ chức, xử lý các vấn đề về kỹ thuật bằng những giải pháp phù hợp, giám sát và duy trì sự hoạt động ổn định của hạ tầng công nghệ trong công ty và triển khai các giải pháp công nghệ mới để cải thiện hiệu suất của công ty.
Project Management staff
Project Management Staff là những nhân viên quản lý dự án, đảm nhận vai trò quan trọng trong lập kế hoạch, thực hiện và theo dõi tiến độ của các dự án trong tổ chức.
Staff đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của một doanh nghiệp. Từ nhân viên cấp thấp đến quản lý cấp cao, mỗi vị trí đều góp phần quan trọng vào sự thành công toàn diện của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này của Abogo Academy đã giúp bạn hiểu được Staff là gì và vai trò của Staff trong tổ chức nhé.