RACK RATE LÀ GÌ? KHÁM PHÁ NHỮNG CHIẾN LƯỢC GIÁ CẢ CỦA KHÁCH SẠN
Rack rate là gì? Đây chính là giá để căn cứ quyết định mức giá phòng và nhiều chính sách giá khác của một khách sạn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về Rack rate là gì và ý nghĩa của 10 thuật ngữ khác về giá phòng khách sạn. Hãy cùng Abogo Academy tìm hiểu nhé!
Rack rate là gì? Rack rate là mức giá tiêu chuẩn của các loại phòng trong khách sạn, được chính khách sạn công bố cho cả khách hàng lưu trú và mọi người. Tùy thuộc vào từng loại phòng cụ thể mà các nhà quản lý sẽ trực tiếp tính toán và xác định mức giá cụ thể khác nhau.
Thông tin về giá phòng này sẽ được công khai trực tiếp với cơ quan thuế và được báo cáo đến cơ quan quản lý thị trường địa phương. Tóm lại, đây là mức giá cơ bản không bao gồm các chương trình khuyến mãi hoặc giảm giá.
10 thuật ngữ khác về giá phòng khách sạn
Bạn đã hiểu được Rack rate là gì ở phần trên thì để giúp bạn có cái nhìn tổng quan, hãy cùng khám phá 10 thuật ngữ khác về giá phòng khách sạn và ý nghĩa của chúng trong phần dưới đây nhé!
Giá phòng tốt nhất (BAR)
BAR (Best Available Rate) là mức giá đặt phòng thấp nhất trong ngày mà khách sạn có thể cung cấp cho khách. Thuật ngữ này được sử dụng để giảm thiểu sự nhầm lẫn cho khách hàng trong trường hợp khách sạn áp dụng nhiều chiến lược giá khác nhau.
Điều này có nghĩa rằng, các khách lưu trú có thể trả các mức giá khác nhau cho cùng một loại phòng trong cùng một khách sạn, tùy thuộc vào thời điểm đặt phòng và tình hình phòng trống của khách sạn. Ví dụ, nếu một khách đã đặt phòng trong 3 ngày và muốn ở thêm vài ngày nữa thì khi khách sạn còn phòng trống, khách sẽ chỉ phải trả mức giá phòng thấp hơn so với 3 ngày đầu tiên.
Cam kết giá tốt nhất (BRG)
Cùng với chính sách giá BAR, các khách sạn thường kết hợp với BRG nhằm cam kết cung cấp giá tốt nhất cho những khách hàng đặt phòng trực tiếp qua trang web của khách sạn. Mục tiêu của chính sách này là khuyến khích khách hàng đặt phòng trực tiếp tại trang web của khách sạn thay vì thông qua các trang web của bên thứ ba như OTA.
Nếu BRG đã được áp dụng, trong vòng 24 giờ sau khi khách hàng thực hiện đặt phòng, trường hợp khách tìm thấy một mức giá thấp hơn cùng loại phòng, cùng ngày đặt phòng thì khách hàng sẽ được giảm giá thêm. Đôi khi, giá BAR có thể tương đương với giá BRG.
Giá linh động (Dynamic Pricing)
Giá linh động là một chiến lược giá nhằm tối ưu hóa lợi nhuận tại mọi thời điểm. Điểm mấu chốt của chiến lược này là khả năng tùy chỉnh giá. Các loại phòng cùng hạng trong khách sạn có thể được bán với nhiều mức giá chênh lệch tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau (mùa cao điểm – mùa thấp điểm, ngày trong tuần – cuối tuần,… ) theo nhu cầu thị trường khách.
Nhu cầu thị trường sẽ thay đổi giá phòng và áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như khách lẻ, đoàn khách và khách hàng doanh nghiệp,… Chính sách giá này cũng có thể được áp dụng cho các khách hàng sở hữu thẻ thành viên của khách sạn như một cách chăm sóc đặc biệt dành cho khách hàng trung thành.
Giá nội bộ dành cho công ty (LCR)
LCR (Lowest Concession Rate) là mức giá nội bộ mà khách sạn đưa ra trong các thỏa thuận với các công ty để họ tổ chức các sự kiện như cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tiệc,…
Trong quá trình thiết lập hợp đồng giá nội bộ, khách sạn cần xem xét từ nhiều góc độ khác nhau như thời điểm tổ chức, tính lâu dài,… Để đảm bảo rằng mức giá LCR được thiết lập phù hợp, khách sạn cần đàm phán riêng với từng công ty và không nên áp dụng cùng một mức giá cho nhiều công ty khác nhau.
Giảm giá khi đặt phòng sớm (Early Bird Discount)
Các khách sạn thường thực hiện chính sách khuyến mãi “Early Bird Discount” nhằm thúc đẩy việc đặt phòng sớm, từ đó gia tăng doanh thu thông qua cả kênh trực tiếp của khách sạn lẫn các bên thứ ba.
Thông thường, khi khách hàng chọn đặt phòng với giá ưu đãi “Early Bird”, họ sẽ không được hoàn lại tiền trong trường hợp không đến đúng thời gian quy định cũng như không thể hưởng các ưu đãi khác. Khoảng thời gian từ lúc đặt phòng đến khi nhận phòng thường kéo dài từ 1 tuần đến 1 tháng.
Giá đã đàm phán (Negotiated Rate)
Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ lưu trú thường quan tâm đến mức giá này, họ mong muốn tìm kiếm giá cạnh tranh cho các dịch vụ như phòng họp, phòng ở, phòng hội nghị… Để duy trì mối quan hệ với khách hàng tiềm năng trong nhiều năm, khách sạn thiết lập chính sách “Negotiated Rate”, đảm bảo sự thống nhất và rõ ràng trong hợp đồng giữa hai bên.
Giá phòng cho khách đoàn (Group Rate)
Thông thường, các khách sạn sẽ áp dụng chính sách “Group Rate” với mức giá ưu đãi đặc biệt cho các khách hàng đặt từ 5 phòng trở lên. Giá này thường được áp dụng cho các công ty du lịch, đoàn tham dự hội nghị, liên đoàn thể thao – nghệ thuật, nhóm tham dự tiệc cưới,… Việc sử dụng Group Rate mang lại lợi ích cho cả khách đặt phòng lẫn khách sạn, đảm bảo rằng số lượng phòng được đặt càng nhiều càng tốt.
Giá mở (Open Pricing)
Giá các dịch vụ của khách sạn có thể biến đổi linh hoạt tùy theo nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào thị trường mục tiêu và kênh phân phối cụ thể được gọi là giá mở. Mục tiêu của Open Pricing là tối ưu hóa doanh thu, cho phép khách sạn điều chỉnh giá tạm thời để tăng việc thuê phòng trong các giai đoạn thấp điểm.
Giá thuần (Net Rate)
Giá thuần là giá chưa bao gồm phần hoa hồng mà các đại lý du lịch trực tuyến nhận từ việc phân phối phòng cho khách sạn. Các đối tác như OTA, các công ty tổ chức tour,… có thể duy trì giá như đã thỏa thuận với khách sạn hoặc tăng giá bán để thu được lợi nhuận mà họ mong muốn.
Giá cân bằng (Rate Parity)
Giá cân bằng là mức giá đồng nhất mà khách sạn áp dụng cho tất cả các kênh phân phối phòng của mình. Việc áp dụng chính sách giá này sẽ giúp khách sạn quảng bá được trên nhiều kênh khác nhau.
Đồng thời, nó cũng khuyến khích khách hàng tiềm năng đặt phòng trực tiếp, từ đó giúp khách sạn tránh mất tiền hoa hồng cho bên thứ ba. Chính sách giá cân bằng này đóng vai trò thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng theo thời gian và có ảnh hưởng tích cực đến thương hiệu của khách sạn.
Việc định giá phòng phù hợp không chỉ giúp thu hút khách hàng mà còn tạo ra lợi nhuận tối đa cho khách sạn.
Giá niêm yết: Là giá phòng cố định mà khách sạn công bố trên trang web chính thức và chi phí đó tính theo một đêm lưu trú. Đây là mức giá căn cứ để khách sạn dựa theo cho ra các loại giá của các chương trình ưu đãi.
Giá cho khách đi theo đoàn: Khi có đoàn hoặc nhóm khách đông người, khách sạn thường có chính sách giảm giá tùy thuộc vào số lượng người tham gia. Số lượng khách càng nhiều thì tỷ lệ giảm giá càng cao.
Giá cho khách đặc biệt: Các đối tượng được áp dụng giá đặc biệt bao gồm khách lưu trú dài ngày, khách thuộc đối tác kinh doanh liên kết với khách sạn, khách lưu trú cùng trẻ em, khách thuê phòng theo giờ vào ban ngày.
Giá khuyến mãi: Vào mùa du lịch thấp điểm, để kích thích nhu cầu du lịch và sử dụng dịch vụ phòng, các khách sạn thường tung ra các chương trình giảm giá. Mức giá sẽ được tính dựa trên phần trăm giảm so với giá niêm yết.
Các loại giá phòng khác bao gồm:
European Plan: Chỉ bao gồm giá phòng, không bao gồm bất kỳ bữa ăn nào tại khách sạn.
American Plan: Bao gồm giá phòng và cả ba bữa ăn sáng, trưa và tối trong cùng một ngày.
Modified American Plan: Bao gồm giá phòng và hai bữa ăn (được chọn lựa) trong ngày, tùy theo nhu cầu của khách.
Continental Plan: Bao gồm giá phòng và một bữa ăn sáng nhẹ.
Bed and Breakfast Plan: Bao gồm giá phòng và bữa ăn sáng tại khách sạn.
Sau khi nắm vững khái niệm rack rate là gì, các nhà quản lý sẽ quan tâm đến các yếu tố có thể tác động đến mức giá phòng. Hiện nay, có nhiều yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến mức giá phòng khách sạn. Dựa vào những yếu tố này, nhà quản lý có thể đưa ra các mức giá phòng phù hợp nhất:
Vị trí khách sạn: Khách sạn tọa lạc tại trung tâm, khu vực nội thành, mặt tiền đường hay trong các hẻm ngõ, sát biển hay không,… là các yếu tố quyết định đến mức giá của phòng khách sạn.
Vị trí của phòng: Phòng ở tầng cao hay tầng trệt, có view đẹp hay không, gần lối thoát hiểm hay không,… cũng là tiêu chí để nhà quản lý đưa ra quyết định về mức giá cao hay thấp của phòng.
Loại phòng khách sạn: Các phòng khách sạn được phân thành nhiều loại khác nhau như phòng tiêu chuẩn, phòng cao cấp, phòng tổng thống,… Mỗi loại phòng tương ứng với một mức giá tiền khác nhau.
Trang thiết bị: Các phòng có mức giá cao thường được trang bị những thiết bị và vật liệu cao cấp hơn bao gồm cả chất liệu, tiện nghi, nguồn gốc xuất xứ,…
Số lượng phòng thuê: Tại mọi khách sạn, việc thuê một số lượng lớn phòng sẽ thường được tính theo mức giá ưu đãi hơn.
Mức giá phòng của các đối thủ cạnh tranh: Các khách sạn có cùng tiêu chuẩn đánh giá thường cạnh tranh nhau về mức giá phòng. Đây là một trong những cách hiệu quả để khách sạn thu hút khách hàng.
Hy vọng qua bài viết này, Abogo Academy đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Rack rate là gì và 10 thuật ngữ khác về giá phòng khách sạn. Việc hiểu rõ và áp dụng linh hoạt các khái niệm liên quan đến giá phòng sẽ giúp khách sạn tối ưu hóa doanh thu và duy trì sự cạnh tranh trong lĩnh vực khách sạn ngày nay.