Bếp lạnh là gì? Bếp lạnh là nơi chế biến các nguyên liệu tươi ngon thành những món ăn mà không cần phải chế biến bằng lửa, mang đến trải nghiệm ẩm thực đa dạng và phong phú cho thực khách. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin và cái nhìn cụ thể hơn về công việc tại mỗi vị trí của bộ phận bếp lạnh của một nhà hàng, khách sạn. Hãy cùng Abogo Academy tìm hiểu nhé!
Bếp lạnh là gì?
Bếp lạnh là gì? Bếp lạnh (Cold Kitchen) là nơi tạo ra các món ăn mà không cần sử dụng lửa như đồ cuốn, gỏi, salad,… Trái ngược với Bếp nóng là nơi chế biến các món súp, lẩu, canh,… Bếp lạnh tập trung vào các món nguội, lạnh.
Hiện nay, Bếp lạnh đang trở nên phổ biến, đặc biệt là tại các nhà hàng ẩm thực châu Âu. Do các món ăn không cần sử dụng lửa có cách chế biến và công thức riêng biệt so với các món ăn dùng lửa nên việc có đội ngũ đầu bếp chuyên môn trong khu vực Bếp lạnh (hay còn gọi là Nhân viên Bếp lạnh) là rất cần thiết.
Những vị trí công việc trong bộ phận Bếp lạnh
Bếp lạnh không thường thấy ở các khách sạn nhỏ hoặc nhà hàng quy mô nhỏ. Tuy nhiên, đối với các khách sạn, nhà hàng cao cấp có quy mô lớn và lượng khách phục vụ đông đúc nên thường phải có một bộ phận Bếp lạnh riêng biệt.
Tổ trưởng Bếp lạnh
- Chịu trách nhiệm phân công và điều phối toàn bộ hoạt động của bộ phận Bếp lạnh.
- Đảm bảo giám sát quy trình làm việc của nhân viên bộ phận và khắc phục kịp thời các sai sót.
- Trực tiếp tham gia chế biến các món ăn đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Tiếp nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng, hợp tác cùng Bếp trưởng (Trưởng ca) để đưa ra các giải pháp khắc phục sự cố một cách hiệu quả.
- Giám sát việc lưu trữ mẫu thực phẩm hàng ngày.
- Phối tác với Bếp trưởng để đề xuất các món lạnh mới cho nhà hàng – khách sạn và thực hiện quá trình đào tạo cho nhân viên bộ phận.
- Chia sẻ thông tin với Quản lý nhà hàng, Giám sát nhà hàng và Giám sát tiệc để đáp ứng đúng các yêu cầu và thu thập ý kiến đóng góp từ thực khách.
- Nhắc nhở nhân viên về việc duy trì vệ sinh cá nhân và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
- Phối tác với Tổ trưởng hoặc Nhân viên tạp vụ để xây dựng lịch trình vệ sinh hàng ngày hợp lý.
- Phối hợp với Bếp trưởng để lập kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo và đào tạo chéo.
- Giao nhiệm vụ đào tạo nhân viên và thực hiện việc đào tạo trực tiếp cho những nhân viên tiềm năng nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho bộ phận.
- Thực hiện việc đánh giá kết quả công việc, thành tích và đề xuất các biện pháp khen thưởng cho nhân viên bộ phận theo định kỳ.
Giám sát Bếp lạnh
- Xếp ca và giao nhiệm vụ cho đội ngũ nhân viên bếp lạnh.
- Theo dõi quy trình làm việc của nhóm, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn đề ra.
- Phối hợp trong việc kiểm tra chất lượng nguyên liệu thực phẩm trước khi sử dụng để chế biến các món ăn.
- Tiến hành kiểm tra chất lượng các món lạnh trước khi phục vụ khách,
- Hỗ trợ quá trình chế biến các món ăn để đáp ứng khẩu vị riêng biệt của từng nhóm khách hàng.
- Tiếp nhận và phối hợp giải quyết mọi phản hồi từ phía khách hàng, đảm bảo họ cảm thấy hài lòng.
- Thực hiện việc lưu trữ mẫu đồ ăn hàng ngày theo quy định.
- Hợp tác với Tổ trưởng bộ phận để đặt thực phẩm hàng ngày, đảm bảo có đủ số lượng cần thiết để phục vụ khách hàng.
- Kiểm soát việc bảo quản các nguyên liệu, thực phẩm.
- Chịu trách nhiệm quản lý tài liệu, sổ sách liên quan đến thực phẩm và mẫu đồ ăn của bộ phận.
- Thực hiện quá trình đào tạo và hướng dẫn công việc cho nhân viên mới theo phân công.
- Tiếp quản và điều hành các hoạt động trong ca khi Tổ trưởng vắng mặt.
Nhân viên Bếp lạnh
- Thực hiện việc chuẩn bị nguyên liệu theo quy trình tiêu chuẩn.
- Pha chế các loại nước sốt, nước chấm cho các món lạnh theo thực đơn.
- Tiếp nhận và chế biến các món lạnh theo công thức của nhà hàng,
- Tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và định mức tiêu hao thực phẩm được quy định.
- Trang trí món ăn bắt mắt để mang lại sự hấp dẫn và thẩm mỹ cho thực khách.
- Setup khu vực các món buffet lạnh và vận chuyển thức ăn từ bếp ra khu vực nhà hàng.
- Ghi nhận, đáp ứng các yêu cầu và giải quyết các vấn đề phàn nàn của thực khách.
- Sắp xếp thực phẩm và quản lý nguyên vật liệu trong khu vực Bếp lạnh.
- Vệ sinh và bảo quản trang thiết bị, công cụ và dụng cụ làm việc.
Một nhân viên Bếp lạnh cần đáp ứng những yếu tố gì?
Ngày nay, các hệ thống nhà hàng, quán ăn ngày càng mở rộng và những món ăn không dùng lửa như salad, gỏi,… ngày càng được nhiều thực khách ưa chuộng. Chính vì thế, nhu cầu tuyển dụng Nhân viên Bếp lạnh đang ngày càng tăng lên. Vậy những yếu tố mà nhà tuyển dụng yêu cầu ở một Nhân viên Bếp lạnh là gì?
Đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, sự nhanh nhạy và tỉ mỉ
Nhân viên Bếp lạnh cần có khả năng nhanh nhạy và tỉ mỉ để đáp ứng yêu cầu công việc, đồng thời phải có sức khỏe tốt để chịu đựng áp lực. Việc chuẩn bị và thực hiện các món ăn như gỏi cuốn, salad,… đòi hỏi sự tập trung cao.
Thêm vào đó, các món này thường phải được phục vụ nhanh chóng đến khách hàng. Chính vì vậy, người nhân viên phải có khả năng chế biến và trình bày món ăn một cách nhanh chóng, hấp dẫn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng của món ăn.
Kinh nghiệm về công việc chế biến món salad
Đa số các nhà hàng, khách sạn cao cấp từ 4 đến 5 sao, các nhà tuyển dụng thường ưu tiên tuyển những ứng viên có kiến thức chuyên môn trong ngành ẩm thực. Sự am hiểu sâu rộng về các món lạnh sẽ là một lợi thế lớn khi bạn nộp đơn ứng tuyển vị trí nhân viên Bếp lạnh. Hơn nữa, khả năng trình bày món ăn một cách tinh tế và sáng tạo trong việc nấu ăn cũng sẽ là được đánh giá cao đối với các ứng viên.
Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm tốt
Không một ai có thể đảm nhận và xử lý toàn bộ khối lượng công việc trong khu vực bếp một mình. Do đó, các nhân viên Bếp lạnh cần phải có khả năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm tốt.
Điều này sẽ giúp họ dễ dàng hòa nhập và phối hợp với đồng đội, cùng nhau hoàn thành các công việc được giao một cách xuất sắc. Công việc quan trọng là phải tạo ra những sản phẩm cuối cùng với chất lượng tốt nhất nhằm mục đích mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời.
Mức lương của ngành Bếp lạnh
Như vậy bạn đã hiểu Bếp lạnh là gì cũng như công việc của một nhân viên Bếp lạnh. Vậy mức lương các vị trí trong Bếp lạnh là bao nhiêu?
Theo nghiên cứu, thì mức lương của các vị trí trong bộ phận bếp lạnh tại Việt Nam hiện nay được thống kê như sau:
- Tổ trưởng Bếp lạnh: Mức lương 8 – 12 triệu đồng/ tháng
- Giám sát Bếp lạnh: Mức lương 5 – 8 triệu đồng/ tháng
- Nhân viên Bếp lạnh: Mức lương 4 – 5 triệu đồng/ tháng
Mức lương có thể thay đổi tùy thuộc vào danh tiếng cũng như quy mô của nhà hàng bạn làm việc. Đồng thời, trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm cũng là những yếu tố quan trọng quyết định mức thu nhập của bạn.
Sự phát triển không ngừng của ngành ẩm thực cũng đồng nghĩa với việc bộ phận Bếp lạnh đang ngày càng đòi hỏi sự chuyên môn cao hơn từ các đầu bếp. Hy vọng qua bài viết này, Abogo Academy đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Bếp lạnh là gì và có cái nhìn cụ thể về công việc này trong nhà hàng, khách sạn.