Lĩnh vực kinh doanh khách sạn đòi hỏi cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống và các tiện ích liên quan để đáp ứng mọi nhu cầu của du khách, với mục tiêu thu lợi nhuận.
Mặc dù không phải là một lĩnh vực mới tại Việt Nam, thị trường khách sạn vẫn giữ sự hấp dẫn không nguôi. Sự xuất hiện liên tục của hàng nghìn khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch mỗi năm là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển nhanh chóng của thị trường này. Tuy nhiên, cùng với cơ hội lớn đó, cũng đến với những thách thức lớn, bởi thị trường đầy sự cạnh tranh.
Khi tham gia vào thị trường này, doanh nghiệp cần hiểu rằng thương trường này là một cuộc chiến đấu. Chỉ có những doanh nghiệp mạnh mẽ và linh hoạt mới có thể tồn tại và phát triển trong cuộc đua này. Sức mạnh của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn mà còn dựa trên tài năng của con người. Đội ngũ nhân viên trong khách sạn đóng vai trò quan trọng, và đặc biệt là đội ngũ nhân viên kinh doanh.
Người làm công việc kinh doanh nói chung và nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn nói riêng đang trở thành một lựa chọn nghề nghiệp hàng đầu cho giới trẻ, với thu nhập hấp dẫn, môi trường làm việc sang trọng và chuyên nghiệp, không gò bó.
Tuy nhiên, để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc và thu hút nhiều khách hàng đặt phòng, đánh bại đối thủ cạnh tranh, bạn cần phải nắm vững những bí quyết riêng.
I/ SALES KHÁCH SẠN LÀ GÌ? ẢNH HƯỞNG CỦA SALES ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ( KHÁCH SẠN) NHƯ THẾ NÀO?
II/ BÍ KÍP THÀNH NHÂN VIÊN GIỎI VỀ SALES KHÁCH SẠN
1. Xác định mục tiêu, định hướng kinh doanh
a. Xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể
b. Đặt ra những mục tiêu có thể đo lường và ước lượng được
c. Mục tiêu đưa ra phải có tính khả thi
d. Mục tiêu phải có mục đích rõ ràng
e. Có kế hoạch hành hành động rõ ràng
2. Xác định đối tượng khách hàng phục vụ
3. Nghiên cứu, nắm bắt rõ đối thủ cạnh tranh
a. Tìm hiểu về các dịch vụ trong khách sạn của họ
b. Đối tượng khách hàng chủ yếu của họ là những ai?
c. Họ làm thế nào để có nhiều khách như vậy?
4. Thực hiện quảng cáo và bán phòng
a. Quảng cáo qua Google
b. Quảng cáo qua Facebook
c. Quảng cáo và bán phòng qua các trang OTA
d. Xây dựng hệ thống website cho khách sạn
SALES KHÁCH SẠN LÀ GÌ? ẢNH HƯỞNG CỦA SALES ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ( KHÁCH SẠN) NHƯ THẾ NÀO?
Lĩnh vực kinh doanh khách sạn đòi hỏi cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống và các tiện ích liên quan để đáp ứng mọi nhu cầu của du khách, với mục tiêu thu lợi nhuận.
Mặc dù không phải là một lĩnh vực mới tại Việt Nam, thị trường khách sạn vẫn giữ sự hấp dẫn không nguôi. Sự xuất hiện liên tục của hàng nghìn khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch mỗi năm là minh chứng rõ ràng cho sự phát triển nhanh chóng của thị trường này. Tuy nhiên, cùng với cơ hội lớn đó, cũng đến với những thách thức lớn, bởi thị trường đầy sự cạnh tranh.
Khi tham gia vào thị trường này, doanh nghiệp cần hiểu rằng thương trường này là một cuộc chiến đấu. Chỉ có những doanh nghiệp mạnh mẽ và linh hoạt mới có thể tồn tại và phát triển trong cuộc đua này. Sức mạnh của một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn mà còn dựa trên tài năng của con người. Đội ngũ nhân viên trong khách sạn đóng vai trò quan trọng, và đặc biệt là đội ngũ nhân viên kinh doanh.
Người làm công việc kinh doanh nói chung và nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn nói riêng đang trở thành một lựa chọn nghề nghiệp hàng đầu cho giới trẻ, với thu nhập hấp dẫn, môi trường làm việc sang trọng và chuyên nghiệp, không gò bó.
Tuy nhiên, để trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc và thu hút nhiều khách hàng đặt phòng, đánh bại đối thủ cạnh tranh, bạn cần phải nắm vững những bí quyết riêng.
BÍ KÍP THÀNH NHÂN VIÊN GIỎI VỀ SALES KHÁCH SẠN
1. Xác định mục tiêu, định hướng kinh doanh
Muốn trở thành 1 sale khách sạn giỏi trước hết bạn phải biết được rằng mình đang ở đâu và cái đích mà mình hướng tới là gì? Việc xác định mục tiêu và định hướng cụ thể trong kinh doanh sẽ thúc đẩy hành động và giúp cho bạn kiên định hơn để biến những mục tiêu, định hướng của mình thành hiện thực.
Để làm được điều đó, các bạn cần ghi nhớ 5 điều cơ bản sau:
a. Xác định mục tiêu rõ ràng và cụ thể:
Nếu mục tiêu bạn đặt ra mơ hồ, không cụ thể thì cũng giống như việc bạn lái xe đi trong sương mù vậy, mông lung, mất phương hướng và không thể đi đến đích cuối cùng. Việc đặt ra mục tiêu cũng giống như kim chỉ nam giúp bạn xác định hướng đi cụ thể đem về thành quả tốt nhất.
Đó chính là điều bạn mong muốn, ví dụ như: đem về cho khách sạn 20 lượt khách trong tháng này, hay mục tiêu tăng khách hàng đến vào mùa đông như bạn đã đặt câu hỏi ở trên chẳng hạn. Điều quan trọng là bạn phải đưa ra được mục tiêu mong muốn đạt được của mình để có thể hình dung và tính toán đến việc thực thi nó ra sao.
b. Đặt ra những mục tiêu có thể đo lường và ước lượng được:
Hãy hữu hình hoá những cái vô hình, thay vì nói chung chung rằng “Tôi sẽ kiếm được thật nhiều khách hàng” thì hãy nói rằng “Tôi muốn lượng khách hàng tháng này tăng gấp đôi tháng trước”. Khi có được mục tiêu cụ thể và rõ ràng như vậy, bạn sẽ biết chính xác mình cần tập trung vào cái gì và phải làm như thế nào. Điều này giống như việc bạn cam kết với chính bản thân mình về kết quả mong muốn và chuyển sự cam kết đó thành hành động thực tế. Đó chính là con số thực sự, là quyết tâm của bạn chứ không phải 1 lời nói gió bay.
c. Mục tiêu đưa ra phải có tính khả thi:
Mục tiêu bạn đưa ra phải dựa trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế và nằm trong khả năng hoàn thành của bạn. Nếu mục tiêu quá viển vông và xa vời thì chúng sẽ biến thành gánh nặng và làm bạn cảm thấy mệt mỏi.
d. Mục tiêu phải có mục đích rõ ràng:
Khi xây dựng và triển khai một kế hoạch kinh doanh, mục tiêu không phải là yếu tố thúc đẩy bạn. Kết quả, mục đích cuối cùng mà bạn muốn đạt được mới là thứ thực sự thúc đẩy bạn đi đến cuối cùng. Vì vậy, khi thực hiện một mục tiêu hay định hướng nào đó, bạn hãy liệt kê tất cả các lý do khiến mình phải thực hiện chúng.
e. Có kế hoạch hành hành động rõ ràng:
Mục tiêu chỉ là đích bạn đặt ra, nó sẽ không thể thành công nếu bạn không lập kế hoạch hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Ví dụ, mục tiêu của bạn đặt ra là tiếp cận và lôi kéo được nhiều khách hàng cho khách sạn trong mùa đông năm nay. Bạn sẽ phải lên một bản kế hoạch chi tiết xác định đối tượng khách hàng của mình là ai? nhu cầu của họ là gì? cách tiếp cận và phương tiện tiếp cận hiệu quả,….sau đó sẽ triển khai những hành động cụ thể dựa trên kế hoặc đã vạch ra.
2. Xác định đối tượng khách hàng phục vụ
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng nhiều chủ đầu tư hoặc nhân viên Sales trong lĩnh vực khách sạn không có ý niệm cụ thể về đối tượng khách hàng mục tiêu của họ. Thường thì khi hỏi họ về khách hàng của mình, câu trả lời thường là “Chúng tôi phục vụ mọi người.”
Tuy nhiên, đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Không có sản phẩm hoặc dịch vụ nào có thể đáp ứng mọi nhu cầu của tất cả mọi người.
Để thành công trong kinh doanh khách sạn, bạn cần nhận thức rằng chỉ có một phần nhỏ khách hàng sẽ thực sự sử dụng dịch vụ của bạn. Vì vậy, nhiệm vụ của các nhân viên kinh doanh và đội ngũ tiếp thị khách sạn là xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của họ. Điều này càng cụ thể và chính xác càng tốt.
Bạn có thể xác định đối tượng khách hàng mục tiêu dựa trên các yếu tố nhân khẩu học như độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, tình trạng hôn nhân, dân tộc, tôn giáo, hoặc dựa trên các tiêu chí tâm lý như lối sống, sở thích, tầng lớp xã hội, quan điểm, hoạt động, mối quan tâm xã hội, v.v.
Khi đã xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn sẽ phải đầu tư công sức và tiền bạc để triển khai các chiến dịch tiếp thị hướng đến đối tượng khách hàng tiềm năng này.
3. Nghiên cứu, nắm bắt rõ đối thủ cạnh tranh
Người xưa thường có câu ngạn ngữ “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng.” Nghiên cứu và hiểu rõ đối thủ cạnh tranh có thể giúp bạn phát triển chiến lược cạnh tranh hiệu quả hơn. Bằng việc biết được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, bạn có thể đưa ra những chiến lược cụ thể để cạnh tranh một cách tốt nhất. Ngoài ra, thông qua việc nắm bắt thông tin về đối thủ cạnh tranh, bạn có thể xác định cơ hội và thách thức mà bạn đang phải đối mặt. Đôi khi, bạn còn có thể học được những chiêu thức kinh doanh hay từ chính đối thủ của mình.
Có lẽ bạn đã thắc mắc tại sao vào mùa đông, khách sạn của đối thủ luôn đông khách mà khách sạn của bạn lại trống trơn. Đặc biệt, các khách sạn ở gần biển thường gặp tình trạng này. Thậm chí có những khách sạn chỉ mở cửa trong 3 tháng hè và đóng cửa suốt cả năm vì thiếu khách. Vậy tại sao lại có những khách sạn xung quanh bạn luôn đông khách như vậy? Điều này thường là điều mà nhiều nhân viên kinh doanh khách sạn bỏ qua, khiến họ gặp khó khăn trong việc phát triển kế hoạch kinh doanh của mình.
Để nghiên cứu được đối thủ 1 cách hiệu quả nhất bạn cần phải chú ý tới những điểm sau đây:
a. Tìm hiểu về các dịch vụ trong khách sạn của họ
Hãy tìm hiểu xem trong khách sạn của họ có gì? Họ cung cấp những dịch vụ nào cho khách hàng? Các khách sạn ngày nay có rất nhiều những dịch vụ đi kèm để tăng tính thu hút như massage, spa, bể bơi, các dịch vụ du lịch đi kèm, các khuyến mại,…
b. Đối tượng khách hàng chủ yếu của họ là những ai?
Khi biết được đối tượng chủ yếu của họ thì bạn cũng đã tìm ra cho mình 1 đối tượng khách hàng cho khách sạn mà không phải mất thời gian tìm kiếm. Hãy chú ý quan sát và cố gắng lấy thông tin những doanh khách của họ bạn sẽ biết được họ là ai, họ đến từ đâu, từ nguồn nào.
c. Họ làm thế nào để có nhiều khách như vậy?
Có nhiều cách để thực hiện việc nghiên cứu đối thủ và học hỏi từ họ. Một số trong những cách phổ biến bao gồm hợp tác với các công ty du lịch, sử dụng các kênh truyền thông để quảng bá, tận dụng các OTA, phát triển website, và tiến hành các chiến dịch quảng cáo. Để hiểu rõ hơn về cách đối thủ của bạn đang thực hiện, bạn có thể xem xét xem họ sử dụng phương pháp nào. Từ đó, bạn có thể xây dựng một hướng đi cụ thể cho mình để thu hút và giữ lại khách hàng khỏi đối thủ.
Dành thời gian để nghiên cứu đối thủ sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều thông tin bổ ích. Điều này sẽ giúp bạn phát triển các kênh quảng bá và tích luỹ kinh nghiệm trong việc bán phòng một cách hiệu quả hơn.
4. Thực hiện quảng cáo và bán phòng
Với sự bùng nổ của thời buổi internet và công nghệ thông tin, có rất nhiều hình thức marketing và quảng cáo cho dịch vụ khách sạn, trong đó phải kể đến các kênh marketing online hiệu quả, như: Google, facebook, website của khách sạn hay các trang OTA.
a. Quảng cáo qua Google
Quảng cáo trên Google là một trong những hình thức quảng cáo phổ biến nhất và hiệu quả nhất hiện nay. Google là công cụ tìm kiếm lớn nhất trên thế giới, và nhiều người dùng thường tìm kiếm thông tin trước khi đi du lịch, bao gồm cả thông tin về địa điểm, khách sạn, dịch vụ, và giá phòng.
Sử dụng quảng cáo trên Google giúp bạn tiếp cận trực tiếp đối tượng khách hàng tiềm năng. Để bắt đầu chiến dịch quảng cáo trên Google, bạn chỉ cần một thẻ Visa và một tài khoản email Google. Có nhiều tài liệu học trực tuyến và video hướng dẫn trên YouTube về cách chạy quảng cáo trên Google AdWords. Việc học qua video này có thể giúp bạn nắm vững cách thực hiện quảng cáo trên Google AdWords chỉ sau khoảng 30 phút.
b. Quảng cáo qua Facebook
Facebook là mạng xã hội lớn nhất và phổ biến nhất trên thế giới với hơn 1,6 tỷ người dùng. Nhiều khách sạn ở Việt Nam hiện đang sử dụng Facebook như một công cụ hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng trực tuyến. Để triển khai chiến dịch marketing trên Facebook, bạn cần thực hiện các bước sau:
-
Tạo fanpage cho khách sạn: Tạo một fanpage hấp dẫn với hình ảnh và nội dung cuốn hút. Quảng cáo fanpage để thu hút lượt tương tác như like, share và follow. Chia sẻ những hình ảnh đẹp về địa điểm, địa danh nổi tiếng, và những video giới thiệu về dịch vụ của khách sạn để tạo ấn tượng đối với khách hàng tiềm năng.
-
Tham gia các nhóm liên quan đến du lịch và khách sạn: Thường xuyên chia sẻ bài viết và hình ảnh, và tương tác với các bài viết trên các nhóm này. Điều này có thể giúp bạn xây dựng quan hệ với các đối tác chuyên về tour du lịch và tạo nguồn khách hàng tiềm năng.
-
Quảng cáo trên Facebook: Bạn có thể dành một phần ngân sách để quảng cáo fanpage và các bài viết của mình. Đảm bảo rằng nội dung quảng cáo phải hấp dẫn, ngắn gọn, và liên quan đến đối tượng khách hàng mục tiêu. Đưa ra các ưu đãi và giá trị hấp dẫn cho khách hàng, và sử dụng lời kêu gọi hành động rõ ràng.
-
Chia sẻ nội dung hữu ích: Trên Facebook, không nên chỉ up những bài viết bán hàng mà còn cần chia sẻ những thông tin hữu ích. Đăng những hình ảnh đẹp, video hài hước, video liên quan đến khách sạn và khu vực của bạn. Bài đánh giá, so sánh, và review chuyến du lịch cũng là cách tốt để thu hút sự quan tâm của người dùng.
Tóm lại, Facebook có thể là một công cụ quảng cáo mạnh mẽ nếu được sử dụng đúng cách để tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng cho khách sạn của bạn.
c. Quảng cáo và bán phòng qua các trang OTA
OTA là một trong những hình thức marketing hiệu quả mà hầu hết tất cả các khách sạn đều đang áp dụng. OTA là từ viết tắt của Online Travel Agent, hay còn gọi là website đặt phòng trực tuyến. Việc liên kết với các website OTA sẽ giúp cho khách sạn quảng bá thương hiệu của mình rộng hơn, đồng thời cũng là nguồn mang về doanh thu đáng kể cho khách sạn. Để hiểu rõ hơn về hình thức OTA này, các bạn có thể xem thêm bài viết OTA là gì?.
d. Xây dựng hệ thống website cho khách sạn
Đây là một trong những chiến lược marketing lâu dài cho khách sạn của bạn. Chủ doanh nghiệp và đội ngũ marketing khách sạn cần xây dựng một trang web chuyên nghiệp với đầy đủ thông tin về khách sạn như vị trí, loại phòng, dịch vụ, giá cả, ưu đãi và khuyến mãi. Cần tích hợp chức năng đặt phòng trực tuyến để khách hàng có thể dễ dàng đặt phòng mà không cần gọi điện thoại hoặc đến trực tiếp khách sạn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các kênh marketing truyền thống như:
-
Hợp tác với các công ty du lịch và tổ chức tour: Liên kết các dịch vụ của khách sạn với các tour du lịch để tạo ra gói dịch vụ hấp dẫn cho du khách.
-
Sử dụng băng rôn và panel quảng cáo: Quảng bá hình ảnh của khách sạn qua các băng rôn và panel ở các điểm đông người qua lại.
-
Quảng cáo trên trang báo mạng và trang thông tin điện tử: Sử dụng quảng cáo trên các trang báo mạng và trang thông tin điện tử có lượng đọc cao để tiếp cận khách hàng trực tuyến.
-
Viết và đăng bài viết trên các trang web du lịch và khách sạn nổi tiếng: Viết và đăng tải các bài viết hữu ích về khách sạn và khu vực của bạn trên các trang web du lịch và khách sạn để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Những kỹ năng Sales chuyên nghiệp cũng rất quan trọng để thực hiện các kế hoạch marketing một cách hiệu quả. Hãy luôn học hỏi và rèn luyện, và bạn sẽ đạt được thành công trong lĩnh vực sales khách sạn. Chúc bạn thành công!
XEM THÊM
==>> KHÓA HỌC SALE OTA TỐT NHẤT ĐÀ NẴNG 2022
KHÓA HỌC KINH DOANH KHÁCH SẠN TĂNG DOANH THU TỐT NHẤT 2022