Đăng bởi
Doanthuhien
17/10/2023
Tính khả thi của close out là gì trong khách sạn

CLOSE OUT LÀ GÌ? TÍNH KHẢ THI ĐỐI VỚI KINH DOANH KHÁCH SẠN

Tùy theo từng thời điểm, các khách sạn sẽ áp dụng chiến lược kinh doanh riêng để có thể tăng doanh thu và lợi nhuận. Một trong số những cách được triển khai hiệu quả đó là close out. Vậy bạn có biết close out là gì không? Khách sạn sử dụng chiến lược này khi nào? Tính khả thi và ý nghĩa của close out là gì? Tất cả sẽ được Abogo Academy bật mí qua bài viết sau đây. 

Close out là gì trong lĩnh vực khách sạn?

Theo định nghĩa tiếng Anh thông dụng, close out thường có nghĩa là sự đóng lại, kết thúc hay ngừng hoạt động một điều gì đó. Tuy nhiên, trong lĩnh vực khách sạn thì Close out là một thuật ngữ chuyên ngành. Vậy trong khách sạn,close out là gì?  
Thuật ngữ này được hiểu là việc ngưng bán một loại phòng khách sạn tạm thời. Khách hàng thường sẽ không đặt được phòng này trong một thời điểm nào đó. Cụ thể là tạm đóng các phòng có giá thấp và tập trung việc bán các phòng giá cao hơn. Đây được xem là một trong những chiến lược kinh doanh phổ biến của các khách sạn hiện nay. 
close out là gì trong khách sạn
Close out là chiến lược kinh doanh tức thời của khách sạn
Tùy theo sự phù hợp và cần thiết với thị trường hiện tại mà việc close out sẽ được áp dụng. Một trong các mục đích hàng đầu của chiến lược close out chính là nhằm tăng doanh thu cho đơn vị kinh doanh. 

Vì sao khách sạn áp dụng chiến lược close out?

Mục đích của close out là gì? Vì sao khách sạn nên áp dụng chiến lược này? Bởi lẽ ở bất cứ lĩnh vực nào, khách hàng đều có xu hướng là tìm kiếm những sản phẩm dịch vụ có mức giá thấp và tiết kiệm hơn. Đối với ngành khách sạn cũng vậy, trong cơ cấu các phòng bán ra sẽ có loại phòng có mức giá thấp và cao. Nó được xác định tùy vào chất lượng dịch vụ và trải nghiệm mà phòng đó mang đến cho khách hàng. 
Thêm nữa, tùy vào từng đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có quyết định sử dụng phòng riêng biệt. Ở những khách hàng du lịch ngắn ngày, chỉ muốn nghỉ tạm qua đêm. Thường họ sẽ không quan tâm quá nhiều đến chất lượng cao của phòng ốc. Bên cạnh đó, đối với du khách muốn thuê chỗ nghỉ dài ngày, họ sẽ chọn những loại phòng giá rẻ để có thể tiết kiệm chi phí hơn. Do vậy, các loại phòng Vip giá cao thường không nằm trong sự lựa chọn ban đầu của khách.
Mục đích của close out là gì trong khách sạn
Chiến lược close out giúp mang lại hiệu quả doanh thu cho khách sạn
Thế nhưng, các loại phòng giá cao thường sẽ mang đến nguồn doanh thu tốt cho khách sạn. Nếu không, lợi nhuận có được sẽ không được ổn định. Vì thế close out là giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng này. Chiến lược này đảm bảo đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách hàng? Nhưng vẫn giúp mang lại doanh thu hiệu quả cho khách sạn. 

Tính khả thi của việc close out là gì?

Thông thường thời gian thực hiện close out diễn ra vào các mùa cao điểm của hoạt động du lịch. Khi ở một địa điểm có diễn ra một sự kiện, hội chợ hay có sự thu hút của điểm tham quan nào đó. Lúc này, thay vì bán dàn trải, đại trà cho các phòng, đa phần các khách sạn sẽ bắt đầu chạy chương trình close out. Các chính sách được đưa ra để tạm đóng loại phòng giá trị thấp lại. Chủ yếu mở bán các phòng có giá thành cao hơn kết hợp với chiến lược ưu đãi. 
Vậy tính khả thi của việc close out là gì? Lúc này, khách hàng có thể sẽ chấp nhận thuê chỗ ở với giá cao để được tham dự sự kiện, du lịch tại đó. Hơn nữa họ cũng không đắn đo quá nhiều bởi chất lượng dịch vụ phòng đem lại xứng đáng với số tiền bỏ ra. Thêm nữa là vào mùa cao điểm, tình trạng cháy phòng là điều hiển nhiên. Nhờ thế mà các khách sạn có thể bán được phòng một cách đơn giản mà vẫn không phật ý của khách.

Các loại phòng được close out

Sau khi tìm hiểu chiến lược close out là gì và tính khả thi của nó ra sao. Vậy bạn có thắc mắc những loại phòng nào nên được close out để tăng doanh thu không? Trước tiên chúng tôi chia sẻ để bạn biết thêm thông tin về các loại phòng hiện nay. 

Một số loại phòng cơ bản trong khách sạn

  • Phòng STD (Phòng Standard) hay còn gọi là phòng tiêu chuẩn của khách sạn. Loại phòng này được thiết kế khá đơn giản và trang bị những vật dụng tối thiểu. Diện tích phòng cũng nhỏ, ở tầng thấp, không có view hay view không được đẹp cho lắm? Mức giá cho phòng này cũng thấp nhất so với các phòng.
  • Loại phòng SUP (Phòng Superior) là phòng tương đối chất lượng so với STD. Các phòng thường sẽ có diện tích lớn hơn một chút, nhiều trang thiết bị hơn. Nó thường được phân chia ở tầng giữa của tòa khách sạn và có view dễ nhìn hơn. 
  • Loại phòng DLX (Phòng Deluxe) thường từ vị trí giữa tòa nhà trở lên. Chất lượng phòng khá hiện đại và tiện nghi. Không gian rộng hơn với hướng view đẹp và giá thành cũng đắt hơn so với hai loại STD và SUP. 
  • Phòng SUT (Phòng Suite) thuộc loại cao cấp nhất của khách sạn. Phòng thường tọa lạc tại tầng cao nhất, view nhìn đa dạng và đẹp nhất. Các tiện nghi, tiện ích dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp. Giá thành thường đắt đỏ và chủ yếu phục vụ khách Vip. 

Khách sạn nên close out loại phòng nào?

Theo kinh nghiệm của những nhà quản trị khách sạn, chiến lược close out được đưa ra để bán được các loại phòng với mức giá cao. Bởi thế, Standard và Superior vốn là hai loại phòng có mức giá thấp hơn thường sẽ được tạm bán. Còn phân khúc phòng có giá trị cao như Deluxe và Suite sẽ được đẩy mạnh để phục vụ khách. 
chiến lược của close out là gì
Các phòng Deluxe và Suite sẽ được đẩy bán mạnh khi close out khách sạn

Ảnh hưởng của việc áp dụng close out là gì?

Khác với việc ngừng kinh doanh vì phòng có vấn đề về chất lượng cần sửa chữa. Việc close out trong khách sạn được xem là hoạt động kinh doanh tức thời. Nó chỉ được triển khai vào những thời điểm thực sự cần thiết. Một phần để phù hợp với nhu cầu cần thiết với thị trường. Phần khác để mang lại hiệu quả doanh thu cho khách sạn.
Nhiều người cho rằng việc close out sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phòng. Khách sạn phải chi trả chi phí nếu phòng có hư hỏng hay phát sinh vấn đề gì đó. Thế nhưng sau chương trình close out chạy xong, khách sạn sẽ mở bán và nhận khách lại bình thường. Bởi thế nên việc này thường không tạo ra tác động gì lớn.  

Cách vận dụng chiến lược close out để giữ chân khách 

Chắc hẳn bạn cũng đã biết được ý nghĩa của việc close out là gì đối với khách sạn qua các chia sẻ trên. Thế nhưng, ngoài việc chú ý đến việc tăng doanh thu, khách sạn cũng cần biết vận dụng chiến lược này một cách thông minh. Đảm bảo níu chân khách hàng về lâu về dài. 
hiệu quả của close out là gì trong khách sạn
Nâng cao chất lượng dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng
Chiến lược nên sử dụng cho khách sạn khi áp dụng close out là gì?
  • Bổ sung đa dạng linh hoạt các gói dịch vụ, tiện ích trong khách sạn
  • Chú trọng kiểm tra và cải thiện chất lượng phòng lưu trú cho khách
  • Quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ nhiệt tình khách hàng trong suốt quá trình lưu trú 
  • Cập nhật nhiều chính sách ưu đãi đi kèm với giá phòng bán ra
  • Đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ khách chuyên nghiệp, tận tâm
  • Tích cực chăm sóc khách sau lưu trú
Trên đây là những chia sẻ của Abogo Academy về thuật ngữ close out là gì trong khách sạn? Việc áp dụng chiến lược close out đúng thời điểm sẽ góp phần mang lại nguồn lợi nhuận bất ngờ cho khách sạn. Vì thế các chủ kinh doanh nên tìm hiểu và khảo sát thị trường để đưa ra quyết định phù hợp nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi cùng chúng tôi. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *