Đăng bởi
Nguyenthihuongg
26/09/2023
Thông tin dịch vụ lưu trú trong khách sạn

4 THÔNG TIN DỊCH VỤ LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA

Dịch vụ lưu trú trong khách sạn không chỉ là một lĩnh vực “vàng” thu hút khách hàng trên thị trường mà chúng còn vô cùng cần thiết và quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. Hãy cùng Abogo Academy tìm hiểu ngành dịch vụ lưu trú, ý nghĩa cũng như điều kiện để kinh doanh dịch vụ lưu trú để hiểu rõ hơn về ngành dịch vụ tiềm năng này nhé.

Dịch vụ lưu trú trong khách sạn và những đặc điểm cơ bản

Dịch vụ lưu trú trong khách sạn là gì?

Dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh lưu trú cung cấp dịch vụ và nơi ở ngắn hạn và dài hạn cho khách hàng có nhu cầu. Loại hình dịch vụ này có thể phục vụ cho người cần nơi ăn uống, lưu trú, công tác hoặc du lịch lẫn những người có nhu cầu sinh sống dài hạn.
Theo Wikipedia định nghĩa, khách sạn là một công trình kiến trúc kiên cố, có nhiều tầng, nhiều phòng ngủ được trang bị các thiết bị, tiện nghi, đồ đạc chuyên dùng nhằm mục đích kinh doanh các dịch vụ lưu trú, phục vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác. 
Giải đáp định nghĩa về dịch vụ lưu trú trong khách sạn
Giải đáp định nghĩa về dịch vụ lưu trú trong khách sạn
Khách sạn được chia thành 3 hình thức chính bao gồm khách sạn thành phố, khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường. Ở mỗi loại hình, khách sạn sẽ có những đặc điểm khác biệt về chất lượng khách sạn và dịch vụ.
  • Khách sạn thành phố: là khách sạn được xây dựng tại các đô thị, thành phố lớn chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch với quy mô dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sao từ 1 – 5 sao.
  • Khách sạn nghỉ dưỡng: là khách sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan.
  • Khách sạn bên đường là khách sạn được xây dựng gần đường giao thông lưu thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách hàng.

Như vậy, theo thông tin từ dịch vụ lưu trú và định nghĩa về khách sạn, dịch vụ lưu trú trong khách sạn là hoạt động kinh doanh cơ sở ngắn hạn và dài hạn trong khách sạn; nơi có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ ăn uống, chăm sóc sức khỏe cũng như giải trí và nhiều dịch vụ khác.

Đặc điểm cơ bản dịch vụ lưu trú 

  • Dịch vụ lưu trú là nơi cung cấp cho người dùng những người có nhu cầu căn bản như du lịch, học tập, làm việc, giải trí, chăm sóc sức khỏe và ăn uống.
  • Dịch vụ lưu trú có thể thu hút lượng người lao động trực tiếp và gián tiếp vào quá trình tạo ra các sản phẩm lưu trú, giúp tạo việc làm, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp. 
  • Hơn thế nữa, việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa sẽ mang đến nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và mang lại nguồn thu cho cư dân diễn ra hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Xem thêm: Mini bar là gì? Quy trình kiểm tra quầy Mini bar hiệu quả tại khách sạn

Ý nghĩa kinh doanh hoạt động lưu trú trong khách sạn

Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú trong khách sạn có ý nghĩa sâu sắc về riêng khách sạn, về kinh tế quốc gia và về xã hội.

Ý nghĩa với khách sạn

Bên cạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú, doanh nghiệp còn có các hoạt động khác như ăn uống, giải trí, thuê phòng hội nghị,… Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh lưu trú thường sẽ đóng vai trò chính, vì có thể doanh thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng cao trong doanh nghiệp. 

Ý nghĩa kinh doanh hoạt động lưu trú trong khách sạn
Ý nghĩa kinh doanh hoạt động lưu trú trong khách sạn

Về kinh tế

Kinh doanh khách sạn giúp tăng GDP của vùng và của cả một quốc gia. Thông qua kinh doanh lưu trú của khách sạn, dòng tiền tiếp tục được sử dụng vào việc tiêu dùng của các dịch vụ và hàng hóa. Kinh doanh khách sạn phát triển góp phần tăng cường vốn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào khu vực và huy động được vốn nhàn rỗi trong dân cư đầu tư.

Về xã hội

Kinh doanh khách sạn luôn đòi hỏi một dung lượng lao  động trực tiếp tương đối lớn. Do đó, phát triển kinh doanh khách sạn góp phần tạo một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú trong khách sạn còn làm tăng nhu cầu tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa và con người của địa phương và các thành tựu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước và tăng sự đa dạng văn hóa trong xã hội.

Đối tượng khách hàng mục tiêu của dịch vụ lưu trú trong khách sạn

Mỗi khách hàng sử dụng dịch vụ lưu trú và ăn uống trong khách sạn đều có mục đích và nhu cầu khác nhau. Đối tượng khách hàng mục tiêu của dịch vụ này gồm 3 nhóm chính: khách du lịch, khách thuê tạm thời và khách hàng địa phương. Cùng Abogo tìm hiểu rõ hơn về từng nhóm khách hàng nhé.

Nhóm khách du lịch

 Khách du lịch trong kinh doanh dịch vụ lưu trú sẽ được chia thành 2 nhóm chính bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Đối tượng khách du lịch sẽ sử dụng kinh doanh lưu trú du lịch gần như tất cả các dịch vụ lưu trú và ăn uống của khách sạn.

Khách hàng lựa chọn dịch vụ lưu trú trong khách sạn cao cấp
Khách hàng lựa chọn dịch vụ lưu trú trong khách sạn cao cấp

Nhóm khách dừng chân tạm thời

Hay còn gọi là khách vãng lai, họ là đối tượng khách hàng đến khách sạn mà không có đặt phòng hay thông báo trước cho người kinh doanh. Họ chỉ dừng chân trong khoảng thời gian ngắn, ngẫu nhiên trong hành trình di chuyển của họ. Vì vậy, đối tượng khách hàng mục tiêu trong khách sạn này chỉ có thể chỉ sử dụng dịch vụ cơ bản như lưu trú, hoặc ăn uống.

Nhóm khách địa phương

Họ là những người sinh sống tại địa bàn nơi khách sạn xây dựng. Đây là đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của khách sạn, trong đó, chủ yếu là dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí hoặc các doanh nghiệp muốn tổ chức sự kiện, hội nghị.

Xem thêm: Thư Welcome khách sạn là gì? Top 3 mẫu thư Welcome khách sạn phổ biến nhất

Điều kiện kinh doanh hoạt động lưu trú trong khách sạn

Người kinh doanh cần tuân thủ đầy đủ theo Pháp luật như đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy, không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, …
Theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú về an ninh, trật tự đối với một số ngành, người kinh doanh phải tuân thủ điều kiện dịch vụ kinh doanh lưu trú như sau:
  • Điều 7. Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề.
  • Điều 8. Ngành, nghề phải có điều kiện về phương án bảo đảm an ninh, trật tự.
  • Điều 25. Trách nhiệm chung áp dụng đối với các ngành, nghề.
  • Điều 44. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Điều kiện kinh doanh hoạt động lưu trú trong khách sạn
Điều kiện kinh doanh hoạt động lưu trú trong khách sạn
Thông qua bài viết, Abogo Academy cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về dịch vụ lưu trú trong khách sạn, ý nghĩa về dịch vụ trong khách sạn, khách hàng mục tiêu và tóm gọn điều kiện theo Luật Pháp để người kinh doanh thực hiện đảm bảo an toàn và hợp pháp (Bạn đọc Nghị định 96/2016/NĐ-CP  để hiểu rõ chi tiết).
Hy vọng bạn có thể nắm rõ được những thông tin cốt lõi của dịch vụ lưu trú trong khách sạn và lựa chọn hình thức kinh doanh hợp lý để mang lại doanh thu hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *