Đăng bởi
Thuytrang
05/10/2023
FOH là gì

FOH LÀ GÌ? MỘT SỐ CÔNG VIỆC TRONG BỘ PHẬN FOH

FOH là bộ phận chịu trách nhiệm tương tác trực tiếp với khách hàng. Nhân viên ở bộ phận này được ví như là gương mặt thương hiệu, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của khách sạn. Vậy, FOH là gì? Hãy cùng Abogo Academy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

FOH là gì? 

Bộ phận tương tác trực tiếp với khách hàng
Bộ phận tương tác trực tiếp với khách hàng
FOH là gì? FOH (Front Of House) là tập hợp các vị trí thường xuyên tiếp xúc, tương tác trực tiếp với khách hàng trong nhà hàng, khách sạn. Công việc chính của họ là chăm sóc và làm hài lòng khách hàng qua việc check-in, check-out, pha chế, mang hành lý,…
Nhân viên ở bộ phận này thường làm việc theo ca từ sáng đến đêm để đảm bảo tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng ở mọi thời điểm.

Vai trò của FOH trong khách sạn

Một trong những vai trò chính của nhân viên ở bộ phận FOH là đảm bảo rằng khách hàng được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất tại nhà hàng, khách sạn hoặc resort. FOH thường là người đầu tiên và cuối cùng gặp gỡ khách hàng. Vì vậy, họ sẽ là người tạo ra những ấn tượng mạnh mẽ và kỷ niệm đáng nhớ, khiến khách hàng muốn quay lại và tiếp tục sử dụng dịch vụ của khách sạn.
Foh là gương mặt đại diện của khách sạn
Foh là gương mặt đại diện của khách sạn
FOH đóng vai trò như gương mặt của tổ chức, đại diện cho giá trị và sứ mệnh của khách sạn, nhà hàng, resort. Sự tương tác của nhân viên ở bộ phận này với khách hàng có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và danh tiếng của thương hiệu.
FOH còn đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp trung gian giữa các bộ phận khác nhau trong tổ chức. Điều này đảm bảo rằng thông tin và yêu cầu của khách hàng được truyền đạt một cách chính xác và kịp thời đến các bộ phận phục vụ hoặc nhà bếp.
Tóm lại, FOH không chỉ là người tiếp đón và phục vụ khách hàng mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, thúc đẩy doanh thu cho nhà hàng khách sạn.

Một số công việc trong bộ phận FOH

Vậy, những vị trí tạo nên bộ phận FOH là gì?

Nhân viên lễ tân (Front Desk Agents)

Nhân viên lễ tân là người tương tác với khách hàng nhiều nhất. Nhiệm vụ của họ bao gồm tiếp đón khách, cung cấp chìa khóa và thực hiện các thủ tục liên quan. Nhân viên lễ tân cũng đóng vai trò hỗ trợ giải quyết mọi thắc mắc hoặc yêu cầu của khách hàng trong suốt thời gian họ lưu trú tại khách sạn.
Nhân viên lễ tân khách sạn
Nhân viên lễ tân khách sạn

Đặt phòng (Booking)

Nhân viên đặt phòng sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý tất cả các thông tin đặt phòng từ khách hàng qua website hoặc hệ thống trung tâm của khách sạn. 
Dưới đây là một số công việc của nhân viên đặt phòng:
  • Theo dõi tất cả thông tin về phòng trống và phòng vừa trả để có thể cung cấp thông tin chi tiết cho khách hàng.
  • Xử lý các đơn đặt phòng
  • Cập nhật hồ sơ khách hàng để đảm bảo sẽ cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Nhân viên phục vụ (Servers)

Nhân viên phục vụ sẽ là người chịu trách nhiệm tương tác trực tiếp với khách hàng trong quá trình họ dùng bữa. Công việc của vị trí này bao gồm:
  • Thực hiện quy trình phục vụ chuẩn: Đưa menu cho khách hàng để họ có thể lựa chọn món ăn và thức uống. Ghi nhận order và chuyển thông tin này đến bếp, quầy bar, thu ngân. Sau đó phục vụ món ăn và thực hiện quy trình thanh toán.
  • Phục vụ room service tại phòng khách: Ngoài việc phục vụ trong nhà hàng, nhân viên phục vụ cũng có thể thực hiện dịch vụ phục vụ tận phòng (room service) cho khách hàng đặt món ăn và thức uống để thưởng thức trong phòng.
  • Kiểm soát và bảo quản dụng cụ: Đảm bảo kiểm soát và bảo quản tất cả dụng cụ cần thiết trong quá trình dùng bữa của khách hàng. 

Nhân viên pha chế (Bartender)

Nhân viên pha chế sẽ tư vấn đồ uống cho khách hàng
Nhân viên pha chế sẽ tư vấn đồ uống cho khách hàng
Bartender đảm nhận việc pha chế các loại đồ uống như cocktail, bia và nhiều loại đồ uống khác dựa trên sở thích của khách hàng. Họ tương tác và tư vấn cho khách hàng các loại đồ uống. Ngoài ra, Bartender cũng phải duy trì sạch sẽ quầy bar, bảo quản các đồ uống và dụng cụ pha chế để đảm bảo chất lượng thức uống.

Host/hostesses

Host là nhân viên đứng ở trước sảnh đón tiếp khách hàng. Công việc chính của họ là chào đón khách, sắp xếp chỗ ngồi phù hợp cho khách. Nếu có khách hàng tổ chức dịp đặc biệt như sinh nhật hoặc kỷ niệm, host/hostesses sẽ thông báo cho nhân viên phục vụ để họ có thể cung cấp dịch vụ phù hợp.

Bellman

Đây là nhân viên hỗ trợ mang hành lý đến phòng cho khách hàng. Ở những khách lớn, Bellman sẽ phục vụ từ sảnh, nhằm đưa hành lý giúp khách hàng lên hoặc ra khỏi phòng.
Bellman phục vụ khách hàng từ khu vực tiền sảnh
Bellman phục vụ khách hàng từ khu vực tiền sảnh

Nhân viên hỗ trợ khách hàng (Concierge)

Công việc chính của Concierge là giúp đặt chỗ nhà hàng, sắp xếp các chuyến tham quan, chọn lựa phương tiện đi lại thay cho khách. Ngoài ra, nhân viên ở vị trí này cũng có thể đưa ra các đề xuất về các hoạt động, sự kiện,…giúp khách hàng khám phá và trải nghiệm những điểm đặc biệt của địa phương.

Tổng giám đốc (General manager)

Tổng giám đốc là người có trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động hàng ngày của khách sạn cũng như tất cả nhân viên trong tổ chức. Họ thường dành nhiều thời gian tại khu vực FOH để tương tác và giải quyết các vấn đề của khách hàng, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho họ.

Sự khác biệt của BOH và FOH là gì?

FOH (Front of House) và BOH (Back of House) là hai phần quan trọng của một tổ chức như nhà hàng, khách sạn hoặc resort, nhưng có vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Vậy, sự khác nhau của bộ phận BOH và bộ phận FOH là gì?
Sự khác biệt giữa Foh và Boh
Sự khác biệt giữa Foh và Boh

FOH (Front of House)

  • Tương tác với khách hàng: FOH bao gồm các vị trí và khu vực tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như lễ tân, nhân viên phục vụ, bartender,nhân viên quan hệ khách hàng…
  • Dịch vụ và trải nghiệm khách hàng: FOH có trách nhiệm cung cấp dịch vụ chất lượng và tạo ra trải nghiệm tích cực cho khách hàng
  • Hình ảnh thương hiệu: FOH đại diện cho hình ảnh và giá trị của tổ chức trước khách hàng. Họ có vai trò quan trọng trong xây dựng và duy trì danh tiếng tích cực của thương hiệu.

BOH (Back of House)

  • Hoạt động nội bộ: BOH là phần của tổ chức không tương tác trực tiếp với khách hàng. BOH bao gồm bộ phận bếp, phòng lưu trữ thực phẩm, nhân viên làm vệ sinh….
  • Chuẩn bị và sản xuất thực phẩm: BOH là nơi thực hiện chuẩn bị và sản xuất các món ăn theo đơn đặt hàng của khách. Đây là nơi mà các đầu bếp và nhân viên bếp làm việc.
  • Quản lý nguyên vật liệu: BOH quản lý việc nhập khẩu và lưu trữ nguyên vật liệu thực phẩm, đảm bảo rằng có đủ nguyên liệu để phục vụ khách hàng.
Tóm lại, FOH tập trung vào tương tác với khách hàng và cung cấp dịch vụ, trong khi BOH tập trung vào việc chuẩn bị và sản xuất thực phẩm cũng như quản lý nội bộ của tổ chức. Cả hai phần này là quan trọng và cần phối hợp tốt để đảm bảo nhà hàng khách sạn được hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
FOH là diện mạo của một khách sạn, một tổ chức. Nhân viên của bộ phận này sẽ là người trực tiếp quyết định doanh thu cho khách sạn. Hy vọng thông qua những chia sẻ trên, Abogo Academy đã giúp bạn hiểu hơn về chủ đề FOH là gì rồi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *