Đăng bởi
Nguyenthihuongg
03/11/2023

GIỜ G LÀ GÌ VÀ KHUNG GIỜ G CẦN CHÚ Ý TRONG NHÀ HÀNG, KHÁCH SẠN

Giờ G là cụm từ không còn xa lạ hiện nay và đặc biệt đây là cụm từ vô cùng quan trọng đối với các nhà hàng, khách sạn. Vậy cho nên, bạn hãy cùng đồng hành với Abogo Academy tìm hiểu tường tận xem giờ G là gì? Trong các nhà hàng, khách sạn có những khung giờ G nào? Và cách vận hành công việc tốt nhất trong khung giờ đặc biệt này nhé!

Giờ G là gì?

Giờ G được xem là giờ vàng và chữ “G” là từ viết tắt của “Gold”. Giờ vàng là một cột mốc thời gian hoặc khung thời gian vô cùng trọng đại để diễn ra sự kiện hoặc để làm việc gì đặc biệt.

Trước đây, giờ G còn được biết đến là một cụm từ lóng đồng nghĩa với Rush Hour, nghĩa là giờ cao điểm. Đặc biệt đối với ngành nhà hàng, khách sạn, đây là khung giờ có lượng khách lớn nhất, nhân viên các bộ phận phải làm việc hết công suất để phục vụ khách hàng.

Khung giờ G trong nhà hàng, khách sạn

Để đảm bảo mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất kể cả vào những khung giờ cao điểm, nhân sự các bộ phận trong nhà hàng, khách sạn cần có sự chuẩn bị chu đáo và kỹ càng.

Khung giờ G cần lưu ý trong nhà hàng khách sạn
Khung giờ G cần lưu ý trong nhà hàng khách sạn

Xem thêm: TÌM HIỂU 3 THÔNG TIN VỀ HOUSEMAN – NHÂN VIÊN CHẠY TẦNG QUAN TRỌNG TRONG KHÁCH SẠN

Giờ G trong nhà hàng

Đối với các nhà hàng, giờ G được chia thành các khung giờ chủ yếu sau
  • Từ 7:00 – 9:00: Đây là khung giờ cao điểm buổi sáng, thực khách thường tập trung đến ăn sáng trước khi bắt đầu làm việc.
  • Từ 11:00 – 13:00: Đây là khung giờ ăn trưa của thực khách. Với những nhà hàng gần các văn phòng, hướng đến đối tượng dân văn phòng thì trong giờ cao điểm trưa này thường sẽ rất đông khách ghé vào ăn. 
  • Từ 18:00 – 20:00: Giờ cao điểm buổi tối, thực khách sẽ đến ăn tối sau một ngày dài làm việc. Và nhất là những ngày cuối tuần, khung giờ G này sẽ kéo dài hơn.

Giờ G trong khách sạn

Đối với khách sạn, giờ G tương đương với giờ check in hoặc check out của khách. 
  • Giờ check in: Thường là 14:00 
  • Giờ check out: 12:00

Còn tùy thuộc vào thực tế khách sử dụng phòng của khách sạn mà giờ check in có thể muộn hơn và giờ check out có thể sớm hơn so với khung giờ dự kiến.

Xem thêm: GIỜ CHECK IN KHÁCH SẠN – CHÌA KHÓA KHỞI ĐẦU HOÀN HẢO CHO CHUYẾN DU LỊCH

Ngoài ra, giờ G trong nhà hàng, khách sạn còn có thể hiểu là giờ diễn ra các sự kiện đã được đặt trước (tiệc cưới, hội nghị, hội thảo, tiệc liên hoan…) được tổ chức tại đó.

Cách vận hành công việc trong khung giờ G

Nếu bạn vẫn đang thắc mắc trong nhà hàng, khách sạn thì giờ G là gì? Thì thực tế giờ G chính là giờ cao điểm mà tại thời điểm thường xảy ra những sự cố phát sinh như khách phàn nàn vì đợi check in/ check out quá lâu hay phục vụ nhầm món, nhầm bàn, chậm trễ món ăn,… Do vậy, công tác chuẩn bị trước giờ G phải được tiến hành nhanh chóng và kỹ lưỡng để hạn chế tối đa những vấn đề phát sinh có thể xảy ra.

Trong nhà hàng

Vào khung giờ G, khách thường tăng gấp 2-3 lần bình thường, đòi hỏi công suất phục vụ cũng tăng theo. Phục vụ bàn phải luôn hoạt động không ngừng nghỉ với các công việc xoay vòng. Chính vì vậy, nhân viên cần setup sẵn bàn tiệc, chuẩn bị sẵn các dụng cụ bổ sung cần thiết trước để quy trình phục vụ khách nhanh chóng hơn và ít sai sót hơn.

Khách hàng tăng cao trong giờ G
Khách hàng tăng cao trong giờ G

Trong khách sạn

Vào khung giờ này, thường khách sẽ check in/ check out cùng một lúc, cho nên bộ phận lễ tân và những bộ phận liên quan sẽ phải làm việc liên tục để hoàn thành công việc. Vì thế, để hỗ trợ cho công việc diễn ra trong giờ G suôn sẻ hơn thì trước giờ G, lễ tân cần chuẩn bị kỹ thông tin về danh sách khách dự kiến đến, tổng kết hóa đơn chi tiêu của khách chuẩn bị trả phòng để hỗ trợ khách hàng làm thủ tục check in và check out một cách nhanh nhất và hạn chế được sai sót không đáng có.

Khách hàng check in/ check out liên tục trong giờ G
Khách hàng check in/ check out liên tục trong giờ G

Điều cần chú ý hơn với những nhà hàng, khách sạn có nhiều khách đặt bàn vào cuối tuần hay có nhận tổ chức sự kiện (tiệc cưới, tiệc liên hoan) với số lượng khách lớn thì cần phải tuyển thêm nhân viên thời vụ, nhân viên part time, để đảm bảo quá trình phục vụ diễn ra thuận lợi.

Xem thêm: THỰC KHÁCH LÀ GÌ? BÍ QUYẾT TẠO DỰNG MỐI QUAN HỆ LÂU DÀI VỚI THỰC KHÁCH

Giờ G là khung giờ vô cùng quan trọng đối với các nhà hàng, khách sạn. Thời điểm này là thời điểm mấu chốt mà khách hàng sẽ dễ dàng nhận xét và đánh giá về chất lượng cũng như quy trình phục vụ của nhà hàng, khách sạn có đáng để họ quay lại hay không. Abogo Academy hy vọng thông qua những thông tin trên của bài viết, giúp bạn biết thêm được giờ G là gì? Khung giờ G vô cùng quan trọng trong ngành nhà hàng, khách sạn cũng như cách vận hành công việc tốt nhất trong khung giờ đó để bản thân bạn có được những trải nghiệm vô cùng quý giá nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *