Food stylist đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của các thực khách. Nhờ những food style mà các món ăn trở nên hấp dẫn trên ảnh, khiến người xem muốn thử món ăn ngay lập tức. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về công việc của một food stylist và bí quyết của họ để tạo ra những hình ăn món ăn bắt mắt. Hãy cùng Abogo Academy tìm hiểu nhé!
Mục lục
ẩn
Food stylist là gì?
Food stylist là người thực hiện việc “trang điểm và làm đẹp” cho món ăn. Công việc của họ bao gồm trang trí, bày trí và tạo ra sự hấp dẫn qua hình ảnh món ăn trong menu của nhà hàng, sách nấu ăn hoặc các chương trình quảng cáo,… nhằm gây ấn tượng đặc biệt đối với các thực khách.
Để tạo ra một sản phẩm món ăn độc đáo và ghi điểm trong mắt khách hàng, food stylist cần phối hợp chặt chẽ với nhiều bộ phận khác nhau. Bao gồm nhiếp ảnh gia, nhóm quảng cáo và nhiều ngành nghề khác. Ngoài ra, họ cũng cần nắm vững thị hiếu của khách hàng để có thể tạo ra một phong cách độc đáo và gây ấn tượng mạnh mẽ cho món ăn.
Mô tả công việc của một food stylist
Một food stylist có nhiệm vụ chính là làm cho đồ ăn trở nên hấp dẫn bằng cách trang trí và bày biện chúng một cách tinh tế. Họ phải đưa ra các ý tưởng sáng tạo và cách chụp ảnh để tạo ra những hình ảnh chất lượng cho các món ăn. Từ đó xây dựng và củng cố thương hiệu cho các nhà hàng, quán ăn hoặc các doanh nghiệp ẩm thực.
Nhìn chung, họ là những người chịu trách nhiệm chuẩn bị mọi thứ tốt nhất để món ăn trông hoàn hảo khi lên ảnh.
Không gian làm việc của food style
Khác với đầu bếp làm việc ở những căn bếp hoặc Bartender ở quầy bar thì food stylist thường không có địa điểm làm việc cố định. Địa điểm làm việc sẽ linh động phụ thuộc vào tính chất cụ thể của công việc. Nó thể là ngoài trời, trong một không gian bếp, trường quay phim, một studio cụ thể nào đó,…
Dựa theo yêu cầu của khách hàng cùng với sự thẩm mỹ và kỹ năng của bản thân, các food stylist sẽ linh hoạt, sáng tạo trong việc chọn lựa kiểu bày biện và trang trí phù hợp cho từng món ăn cụ thể. Chẳng hạn, cách bày biện một món chín hoàn toàn sẽ khác với một món sống, cách kết hợp giữa thực phẩm tươi và khô, đồ ăn và đồ uống,… cũng sẽ được áp dụng một cách khéo léo.
Những yêu cầu mà food stylist cần đáp ứng
Một food stylist chuyên nghiệp luôn đặt sự thẩm mỹ và sự phù hợp với xu hướng làm kim chỉ nam cho công việc của họ. Không chỉ đơn giản là làm cho món ăn trở nên ngon miệng mà mục tiêu là tạo ra một sự ấn tượng mạnh mẽ với thực khách bằng mắt. Vì lý do này, đây không phải là một công việc có thể thực hiện chỉ trong vài ngày. Dưới đây là một số yêu cầu mà một food stylist cần đáp ứng nếu muốn phát triển trong nghề:
Kiến thức
Để được công nhận là một food stylist xuất sắc, bạn cần phải có hiểu biết sâu về ẩm thực để có thể nắm bắt nhanh chóng thị hiếu, nhu cầu hiện tại và tương lai của thực khách. Từ đó tạo ra các món ăn, đồ uống hấp dẫn nhất, thông qua hình ảnh thu hút các thực khách đến với nhà hàng,
Bằng cấp
Một food stylist cần có các bằng cấp hoặc chứng chỉ từ các khóa đào tạo nghề bếp trong các trường ẩm thực, trung tâm dạy nghề. Một số khác thì sẽ có bằng cấp liên quan đến mỹ thuật, hội họa, kiến trúc, thiết kế,…
Tính cách
Để thực hiện công việc của một food stylist, bạn cần phải là người bình tĩnh, điềm đạm và vui vẻ, đặc biệt khi phải làm việc theo đúng yêu cầu của khách hàng trong thời gian dài.
Bạn cũng cần phải có kỹ năng thuyết trình, trình bày ý tưởng một cách rõ ràng và mạch lạc để đối tác hiểu rõ những gì bạn muốn truyền đạt. Sự nhiệt tình, năng nổ và cống hiến hết mình của bạn cũng là điều quan trọng, hãy cố gắng đừng than phiền.
Các kỹ năng khác
Ngoài khả năng làm việc với đồ ăn, thức uống, bạn cũng cần có kiến thức về nhiếp ảnh. Bạn cần hiểu về cách sử dụng ánh sáng, các kỹ thuật chụp ảnh, hiệu ứng, góc máy,… để những hình ảnh của bạn thật chất lượng.
Bạn cũng cần xây dựng cho mình một Portfolio cá nhân, chuẩn bị các công cụ cần thiết cho công việc food style và có phương tiện di chuyển cũng rất quan trọng.
Cơ hội nghề nghiệp của food stylist Việt Nam
Food stylist thường hoạt động trong hai lĩnh vực chính, đó là xuất bản và truyền thông (quảng cáo hay điện ảnh).
Lĩnh vực xuất bản
Trong lĩnh vực xuất bản, food stylist đảm nhiệm việc làm hình ảnh cho các phần nội dung liên quan đến ẩm thực trong tạp chí hoặc các đầu sách hướng dẫn nấu ăn. Mục đích của những tác phẩm này thường là giới thiệu các công thức nấu ăn mới nên họ sẽ có nhiều không gian để thể hiện sự sáng tạo của mình.
Tuy nhiên, vì ngân sách dành cho các sản phẩm in ấn thường có giới hạn nên food stylist vẫn phải tuân thủ các ràng buộc nhất định. Ví dụ, đối với các món ăn sử dụng nguyên liệu đắt tiền thì khâu sản xuất sẽ cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Lĩnh vực truyền thông
Trong lĩnh vực truyền thông nghe nhìn, khi các thương hiệu thuê food stylist thì mục đích chủ yếu là tạo ra hình ảnh hấp dẫn cho các sản phẩm như hamburger, phần cơm hộp hay ly cocktail để thúc đẩy doanh số bán hàng. Do menu của nhà hàng hoặc danh sách sản phẩm của thương hiệu thường có giới hạn nên họ sẽ không có nhiều không gian để thử nghiệm và sáng tạo.
Nhưng ngân sách dành cho quảng cáo này thường cao nên thù lao của những stylist thức ăn trong lĩnh vực này cũng cao hơn. Ngoài ra, hoạt động quảng cáo diễn ra liên tục trong suốt năm, do đó cơ hội việc làm cũng dồi dào hơn.
Trong lĩnh vực phim ảnh, food stylist sẽ có cơ hội hợp tác trong các bộ phim tập trung vào ẩm thực, nhưng thường thì những bộ phim như vậy khá hiếm. Trong các dự án phim ảnh thông thường, họ sẽ thường chỉ phụ trách các món ăn thông thường.
Hy vọng qua bài viết này, Abogo Academy đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một food stylist và bí quyết của họ để tạo ra những hình ăn món ăn bắt mắt. Qua bàn tay tài hoa của food stylist, thế giới ẩm thực trở nên sống động và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Dưới ống kính của họ, thực phẩm trở thành những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, đáng ngưỡng mộ.