Đăng bởi
Nguyenthihuongg
28/09/2023
sơ đồ nhà hàng và cách quản lý nhân sự hiệu quả

3 PHÂN TÍCH VỀ SƠ ĐỒ NHÀ HÀNG VÀ NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ NHÂN SỰ NHÀ HÀNG HIỆU QUẢ

Quản lý nhân sự nhà hàng là điều không dễ dàng và đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn để đạt được hiệu quả cao. Cùng Abogo Academy tìm hiểu chi tiết sơ đồ nhà hàng, cơ cấu tổ chức trong nhà hàng và nghệ thuật quản lý nhân sự trong nhà hàng để bạn thông thái hơn trong việc giám sát và quản lý.

Phân tích sơ đồ nhà hàng và tầm quan trọng 

Sơ đồ nhà hàng là gì?

Sơ đồ nhà hàng thường được sử dụng để trình bày bố cục nhân sự của nhà hàng, vị trí của từng nhân viên, phòng ban, đội nhóm và mối quan hệ giữa chúng. Sơ đồ tổ chức giúp cho nhà hàng hiểu rõ về cấu trúc tổ chức, vị trí, trách nhiệm và quyền hạn của từng phòng ban, đội nhóm hay cá nhân. Mỗi phòng ban và vị trí nhân sự có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng khác nhau và không thể tách rời.

Tầm quan trọng của sơ đồ nhà hàng

Tầm quan trọng của sơ đồ nhà hàng bao gồm xác định cấu trúc tổ chức, tạo hiệu quả cũng như kiểm tra và đánh giá.
  • Xác định cấu trúc tổ chức và phân chia trách nhiệm, quyền hạn: Phân chia quyền hạn và nhiệm vụ của từng bộ phận, chức vụ trong nhà hàng.
  • Tạo hiệu quả và cải thiện hoạt động: Nhân sự cũng sẽ biết được công việc của mình được vị trí và vai trò công việc trong nhà hàng, tạo cơ hội đào tạo và phát triển tiềm nhân nhân sự.
  • Kiểm tra và đánh giá: Sơ đồ quản lý nhân sự nhà hàng có thể đánh giá được nguồn lực nội tại của nhà hàng có đồng nhất với mục tiêu và chiến lược đã hoạch định hay không để kịp thời bổ sung và sửa chữa. 
Bên cạnh đó, sơ đồ nhân sự nhà hàng phải thể hiện được các đặc điểm như: 
  • Hình vẽ và nét trong sơ đồ phải thể hiện rõ vị trí, mối quan hệ giữa các nhân viên, các bộ phận, các phòng ban.
  • Mô tả những chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận trong nhà hàng.
  • Thể hiện đúng quy trình làm việc của các bộ phận. 
Tóm lại, sơ đồ tổ chức nhà hàng là biểu đồ minh họa các cấp bậc, vị trí, phòng ban và mối quan hệ giữa các đơn vị trong nhà hàng trong một nhà hàng. Ứng dụng để trình bày bố cục của nhà hàng, vị trí của từng nhân viên, phòng ban, đội nhóm và mối quan hệ giữa các thành phần trong sơ đồ với nhau.
Tầm quan trọng của nhân sự trong sơ đồ nhà hàng
Tầm quan trọng của nhân sự trong sơ đồ nhà hàng

Xem thêm: 4 Thông tin dịch vụ lưu trú trong khách sạn bạn không nên bỏ qua

Cơ cấu sơ đồ nhà hàng

Trong mỗi sơ đồ nhân sự nhà hàng, từng vị trí, phòng ban và chức vụ được minh họa rõ ràng và dễ hiểu. Các chức vụ trong cơ cấu tổ chức nhà hàng gồm ban giám đốc, phó giám đốc, quản lý, nhân viên và các chức vụ có liên quan. Cùng Abogo Academy tìm hiểu chi tiết từng chức vụ cũng như nhiệm vụ nhé. 

Ban Giám đốc 

Ban giám đốc là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong cơ cấu sơ đồ nhân sự nhà hàng, họ thực hiện các nhiệm vụ quản lý và điều hành để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Ban giám đốc thường do chủ sở hữu nhà hàng thuê hoặc bổ nhiệm từ một cổ đông thành viên trong nhà hàng, theo quy định của Pháp Luật.

Giám đốc

Theo Wikipedia, giám đốc là một người từ một nhóm người quản lý dẫn dắt hoặc giám sát một khu vực cụ thể của một nhà hàng. Các nhà hàng sử dụng thuật ngữ này thường có nhiều giám đốc trải rộng trên các chức năng hoặc vai trò kinh doanh khác nhau. Giám đốc thường báo cáo trực tiếp cho phó chủ tịch hoặc giám đốc điều hành trực tiếp để cho họ biết tiến độ tình hình kinh doanh cũng như tiến độ công việc.

Cơ cấu tổ chức nhân sự nhà hàng
Cơ cấu tổ chức nhân sự nhà hàng

Phó giám đốc

Phó giám đốc cũng là một trong những vị trí nhân sự cấp cao trong bộ máy điều hành, thay mặt Giám đốc xử lý và quyết định các công việc nếu Giám đốc vắng mặt, thực hiện những công việc được ủy quyền. Bên cạnh đó, Phó giám đốc còn chủ động triển khai, thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của nhà hàng.

Quản lý nhà hàng

Trong sơ đồ nhà hàng, vị trí quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng để đảm bảo nhà hàng hoạt động hiệu quả. Quản lý nhà hàng sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn, điều động, bố trí, sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên và hỗ trợ nhân viên thực hiện theo kế hoạch.

Bộ phận bếp

Có thể nói bếp là bộ phận rất quan trọng của một nhà hàng và trong sơ đồ nhân sự nhà hàng. Trong bộ phận bếp thường sẽ có các vị trí sau: Bếp trưởng – Bếp chính – Bếp phó – nhân viên bếp – phụ bếp. Mỗi thành viên trong bộ phần bếp đều có nhiệm vụ riêng và phải đảm bảo hoàn thành công việc chỉnh chu và hiệu quả để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Bộ phận Lễ tân

Lễ tân là bộ phận không thể thiếu trong mỗi nhà hàng, người mà trực tiếp làm việc, giao tiếp cũng như hỗ trợ khách hàng. Lễ tân sẽ có những nhiệm vụ cơ bản như sau:
  • Chào đón, hướng dẫn, giao chìa khóa cho khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của bộ phận lễ tân nhà hàng.
  • Quản lý hồ sơ đăng ký khách an toàn và tránh sai xót.
  • Đón tiếp và làm thủ tục nhận khách và trả khách
  • Cung cấp thông tin, quảng cáo bán các dịch vụ của nhà hàng.
  • Bảo quản chìa khóa phòng, đảm bảo an toàn đựng tư trang quý của khách.
  • Phối hợp xử lý các tình huống khẩn cấp trong nhà hàng.

Bộ phận phục vụ

  • Đảm bảo thực hiện đầy đủ và nhanh gọn sắp xếp bàn ghế, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ khách hàng.
  • Phục vụ tận tình, chu đáo, thái độ niềm nở, lịch sự, đáp ứng nhu cầu của khách trong quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ.
  • Thu dọn, vệ sinh sạch sẽ khi khách về và tiến hành sắp xếp lại bàn để đón tiếp những vị khách mới.
Nhân viên phục vụ thân thiện với khách hàng
Nhân viên phục vụ thân thiện với khách hàng

Bộ phận an ninh, bảo vệ

An toàn trong nhà hàng luôn là một trong những tiêu chí ưu tiên hàng đầu của khách hàng. Bộ phận Bảo vệ có nhiệm vụ đảm bảo sự an toàn về con người và tài sản trong nhà hàng. Đây là bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của bất kỳ nhà hàng hay doanh nghiệp nào. Khách hàng quyết định lưu trú và lựa chọn quay trở lại vào những lần tiếp theo hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự an toàn và trải nghiệm mà khách sạn mang lại.

Bộ phận kế toán/ thu ngân

Nhân viên thu ngân hay kế toán là người xử lý công việc tính toán chi phí thuê phòng, nhân sự, trả lương nhân viên cũng như phúc lợi khác,…. Bên cạnh đó, thu ngân sẽ thực hiện các công việc liên quan như giấy tờ, thống kê tiền hàng thanh toán bằng máy tính tiền hay các thiết bị hỗ trợ khác cho nhà hàng. 

Nghệ thuật quản lý nhân sự trong sơ đồ nhà hàng hiệu quả

Bên cạnh thu hút người tài, nhà hàng cũng cần phải có kế hoạch, chiến lược và chiến thuật để giữ được nhân tài, đảm bảo doanh nghiệp vận hành trơn tru và hiệu quả.
Abogo Academy chia sẽ một vài tips để bạn quản lý nhân sự trong sơ đồ nhà hàng như sau:
  • Chia nhỏ đầu việc để dễ quản lý: Nguyên tắc của phương pháp này chính là đánh giá, sàng lọc và chọn ra các trưởng nhóm, trưởng ca.
  • Đào tạo nhân sự: Dù ở bất kỳ vị trí công việc nào, trình độ và kinh nghiệm của nhân viên đến đâu, hãy đào tạo trước, để đảm bảo rằng mọi nhân viên của bạn đều đã biết, đã hiểu rõ các quy trình, quy định làm việc đã được ban hành, thống nhất trong nhà hàng.
  • Quan tâm và giải quyết sớm nhất có thể các mối quan tâm của nhân viên: Nhân viên nhà hàng thường có 3 mối quan tâm lớn sau đây: Lương thưởng minh bạch, rõ ràng, Nhiều cơ hội phát triển bản thân và rõ ràng lộ trình thăng tiến trong công việc.
  • Xây dựng văn hoá nội bộ thân thiện: Đối với kinh doanh ngành dịch vụ nhà hàng hay bất kỳ môi trường làm việc nào khác, việc xây dựng văn hóa lành mạnh, thân thiện sẽ giúp nhân viên có tinh thần thoải mái, động lực để hoàn thành công việc được giao.
Nghệ thuật quản lý nhân sự hiệu quả
Nghệ thuật quản lý nhân sự hiệu quả
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về phân tích sơ đồ nhà hàng và đặc điểm, cơ cấu tổ chức nhân sự trong sơ đồ nhà hàng cũng như làm cách nào để quản lý và đào tạo nhân sự hiệu quả. Thông qua bài viết, hy vọng bạn đọc có thể thông thái hơn về kiến thức khách sạn để đưa ra những chiến lượt quản lý nhân sự nhà hàng hợp lý.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *