Đăng bởi
Doanthuhien
09/10/2023
thế nào là quản lý nhà hàng giỏi

CÔNG VIỆC CỦA MỘT QUẢN LÝ NHÀ HÀNG VÀ TỐ CHẤT CẦN CÓ

Nhà hàng cũng là một nơi có tổ hợp nhiều bộ phận công việc khác nhau. Vì thế để có thể duy trì tốt tiến độ làm việc cũng như đảm bảo chất lượng phục vụ khách. Đòi hỏi nơi đấy cần có một người quản lý nhà hàng giỏi. Vậy để hiểu về tính chất công việc cũng như tố chất cần có của người này. Mời bạn cùng đón đọc thông tin sau đây của Abogo Academy nhé. 

Quản lý nhà hàng là công việc gì?

Có thể thấy rằng ở bất cứ nhà hàng nào hiện nay, dù lớn hay nhỏ đều phải có một người đứng ra điều phối công việc cũng như chịu trách nhiệm mọi hoạt động. Và đó cũng chính là tính chất công việc thường thấy của một quản lý nhà hàng. 
Quản lý nhà hàng hay còn được gọi theo tiếng Anh là Restaurant Manager. Đây cũng được xem là đầu tàu quan trọng trong cơ cấu bộ phận nhà hàng. Họ là người trực tiếp chịu trách nhiệm về toàn bộ những dịch vụ tại nhà hàng. Đảm bảo điều phối, vận hành, chỉ đạo các công việc diễn ra một cách suôn sẻ nhất có thể. 
quản lý nhà hàng là gì
Quản lý nhà hàng là người có vai trò đầu tàu trong dịch vụ nhà hàng
Đối tượng quản lý của những người giữ chức danh này không chỉ là thực phẩm, hàng hóa, cơ sở vật chất mà còn quản lý nhân viên và khách hàng. Mục đích cốt lõi là duy trì niềm tin và mang đến sự hài lòng của khách hàng cho chất lượng dịch vụ nhà hàng. 
Tuy công việc của một người quản lý nhà hàng thường khá vất vả. Thường xuyên gánh trên vai nhiều áp lực không chỉ đến từ cấp trên, nhân viên mà còn cả những vị khách khó tính. Bởi vậy những người này thường phải trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ mà còn cả bản lĩnh trong công việc.  

Những công việc của một quản lý nhà hàng

Quản lý nhà hàng thường phụ trách rất nhiều mảng công việc khác nhau. Sau đây là một số nhiệm vụ chính của họ.

Quản lý tài sản và cơ sở vật chất trong nhà hàng

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá chất lượng nhà hàng. Bởi vậy nên người quản lý nhà hàng luôn luôn phải giám sát tình hình hoạt động chung. Nắm vững các thông tin về số lượng dụng cụ, công cụ còn lại hay thất thoát trong khoảng thời gian nhất định.
Họ có nhiệm vụ theo dõi việc thu mua hàng hóa, giải quyết tình trạng tồn kho vượt dự kiến. Hơn nữa, cũng đề xuất những góp ý cải thiện, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng dịch vụ. 

Điều hành, giám sát nâng cao chất lượng dịch vụ 

Chất lượng dịch vụ luôn là yếu tố được coi trọng trong bất cứ lĩnh vực nào. Bởi thế, khi hoạt động kinh doanh nhà hàng, người quản lý luôn phải đảm bảo tốt điều này. 
Một số công việc thường được triển khai như:
  • Xây dựng các kế hoạch định kỳ hằng tuần, hằng tháng, quý, năm
  • Chuẩn hóa các tiêu chuẩn phục vụ 
  • Phối hợp với các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch truyền thông, quảng bá hình ảnh nhà hàng
  • Triển khai và tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mãi 
  • Xây dựng mối quan hệ với các tệp khách hàng thân thiết, đối tác
  • Khảo sát nhu cầu của khách hàng để đề xuất các phương án cải thiện phù hợp
  • Thực hiện các báo cáo với ban giám đốc. Triển khai kế hoạch chỉ đạo từ lãnh đạo đến nhân viên cấp dưới. 

Quản lý nhân sự

Một trong những công việc quan trọng của người quản lý nhà hàng đó là quản lý nhân viên. Biết cách phân công, điều động và sắp xếp lịch làm việc hợp lý. Đồng thời thực hiện các công việc đào tạo, triển khai quy chế nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân lực trong nhà hàng.
công việc của quản lý nhà hàng
Người quản lý đào tạo, điều phối nhân sự trong nhà hàng
Bên cạnh đó, quản lý cũng thực hiện chấm công hằng tháng cũng như đánh giá năng lực của từng người. Từ đó có các chế độ thưởng phạt riêng, nhằm phát huy tinh thần làm việc của họ. Một người quản lý giỏi không chỉ là sự giám sát, chỉ đạo mà còn cần phải có sự thấu hiểu nhân viên của mình. Luôn đảm bảo tốt các phúc lợi cũng như sức khỏe cho nhân công. 

Giải quyết sự cố phát sinh từ khách hàng

Làm ngành dịch vụ, đặc biệt trong ngành nhà hàng thì sự cố phát sinh là điều không thể tránh khỏi. Các vấn đề có thể đến từ chất lượng đồ ăn, cơ sở vật chất hay tác phong phục vụ của nhân viên. Bởi vậy những người quản lý nhà hàng thường chịu trách nhiệm đứng ra giải quyết.  

Hỗ trợ kinh doanh và tiếp thị

Tưởng chừng không phù hợp thế nhưng công việc của những người quản lý ở nhà hàng cũng liên quan đến hạng mục này. Họ là một trong những gương mặt đại diện của nhà hàng, thường xuyên gặp gỡ khách. Vì thế, việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những đối tác thân thiết luôn cần thiết. Điều này tạo cho nhà hàng có được tệp khách hàng trung thành. 
Hơn nữa thông qua những đánh giá tích cực của họ. Quản lý cũng có thể phối hợp với bộ phận truyền thông xây dựng các chiến dịch đẩy mạnh thương hiệu hơn. Nắm bắt nhu cầu và định hướng kế hoạch phát triển. 

Quản lý doanh thu, tài chính

Các vấn đề về tài chính thu mua, doanh thu, lợi nhuận cũng là mối quan tâm của nhiều nhà hàng hiện nay. Những người quản lý nhà hàng cũng nên kiểm soát được những yếu tố này. Biết được tình hình hoạt động mỗi ngày của nhà hàng để khắc phục kịp thời các lỗ hổng xảy ra. Trả lời được các câu hỏi tại sao doanh thu sụt giảm bất thường? Kiểm soát nguồn tài chính chi trả phù hợp, đúng việc, đúng người. 

Yêu cầu cần có của một restaurant Manager giỏi

Không phải ai mới bắt đầu vào ngành đã có thể trở thành quản lý. Để làm một người quản lý nhà hàng giỏi, đòi hỏi bạn phải nỗ lực rất nhiều. Không chỉ là thời gian, tiền bạc, công sức mà còn phải cố gắng, kiên trì trau dồi năng lực bản thân.
tố chất của quản lý nhà hàng
Trở thành Restaurant Manager giỏi không hề dễ dàng
Sau đây là một vài yêu cầu về trình độ và tố chất cần có của một restaurant manager giỏi:
  • Bạn phải là người có các bằng cấp tốt nghiệp ở những chuyên ngành quản lý nhà hàng, khách sạn hay các ngành liên quan
  • Kinh nghiệm hoạt động từ 2 đến 3 năm ở vị trí tương đương như trợ lý/ quản lý/ giám sát
  • Có trình độ chuyên môn và kiến thức bao quát về các lĩnh vực trong nhà hàng
  • Biết cách lập kế hoạch cũng như triển khai hoạt động một cách đồng bộ
  • Khả năng giao tiếp tốt
  • Chịu được áp lực cao cũng như biết cách xử lý vấn đề 
  • Trau dồi khả năng ngoại ngữ tốt cùng các kỹ năng nghiệp vụ khác
  • Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
  • Không ngừng nỗ lực học hỏi, nâng cấp bản thân

Mức thu nhập của quản lý nhà hàng

Để có được vị trí công việc này, đòi hỏi bạn không chỉ có trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng mà còn rất nhiều tố chất kể trên. Bởi thế mức lương chi trả cho quản lý nhà hàng cũng khá xứng đáng cho những cống hiến và áp lực mà họ trải qua. Tùy vào quy mô hoạt động của nhà hàng cũng như năng lực làm việc của từng người, thu nhập cũng sẽ thay đổi. 
thu nhập của quản lý nhà hàng
Những người quản lý trong nhà hàng thường có mức thu nhập cao
  • Nhìn chung, mức lương của những nhân sự này sẽ dao động ở mức từ 15 đến 45 triệu đồng/ tháng. 
  • Đối với những nhà hàng nằm trong khách sạn, quản lý sẽ không phụ trách khu vực bếp. Bởi vậy, lương thường ở mức từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.
  • Ngoài ra, ở những nhà hàng cao cấp, những người quản lý nhà hàng cũng có cơ hội nhận được thêm các khoảng tiền tip hay khoản chia từ service charge. 
Qua các thông tin chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn cũng đã biết một quản lý nhà hàng thường làm những công việc gì. Các tố chất cần có của một restaurant Manager giỏi. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích để bạn có được những kiến thức nghề nghiệp chuẩn nhất. Cảm ơn đã quan tâm theo dõi bài viết cùng Abogo Academy nhé. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *